Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội sẽ hình thành trung tâm tài chính - ngân hàng lớn

Phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, thương mại là một trong những ưu tiên của thành phố Hà Nội trong tương lai nhằm tái cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Ảnh: Chinhphu.vn

Hôm nay 22/3, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Khu Tài chính London, tổ chức Hội thảo bàn tròn về phát triển khu trung tâm tài chính thương mại của thành phố.

Tham dự có Thị trưởng Khu Tài chính London Michael Bear, các diễn giả đến từ các tập đoàn tài chính quốc tế, đại diện các sở, ban ngành của Hà Nội…

Phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng, thương mại là một trong những ưu tiên của thành phố Hà Nội trong tương lai nhằm tái cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, Phó Chủ tịch thành phố Hoàng Mạnh Hiển cho biết.

Trong Quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố dành quỹ đất phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng ngân hàng, sẽ hình thành những trung tâm tài chính-ngân hàng tập trung tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thành phố xác định ngành ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính trên địa bàn nhằm hỗ trợ vốn và dịch vụ ngân hàng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Hội thảo là dịp để thành phố Hà Nội tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia trong việc xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới.

Tại Hội thảo, ông Michael Bear đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Khu Tài chính London vừa có vai trò là trung tâm tài chính của ngành dịch vụ tài chính trong nước vừa là trung tâm buôn bán tài chính quốc tế.

Thị trưởng Khu Tài chính London Michael Bear - Ảnh: Chinhphu.vn

Với vị thế đó, Trung tâm Tài chính London chiếm tới 1/10 tổng giá trị tăng thêm của Anh, tạo ra khoảng 1,3 triệu việc làm cho người dân trong nước, đóng góp 11% cho tổng thuế thu nhập quốc gia và 15% thuế doanh nghiệp.

Ông Michael Bear nói rằng Việt Nam có điều kiện để phát triển trung tâm tài chính tuy nhiên đây là công việc lâu dài, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể.

Theo ông, có 5 tiêu chí để xây dựng một trung tâm tài chính, trong đó có thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh thân thiện với một hệ thống các quy định pháp lý rõ ràng, hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn.

Diễn giả Raymond Chow, đại diện Tập đoàn Jardines Matheson của Singapore, cho rằng Việt Nam có đầy đủ khả năng trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng của châu Á do Chính phủ có quyết tâm và người dân chăm chỉ, thông minh.

Điều quan trọng là Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng, cần có quy hoạch và có tầm nhìn rõ ràng về trung tâm tài chính để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn, ông Raymond Chow nói.

(Theo Hải Minh // Tin Chính phủ)

  • Hà Nội: Nâng diện tích trồng rau an toàn lên hơn 3.200 ha
  • Hà Nội kiểm tra việc mua bán điện
  • Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản ở Kế Sách
  • Ðồng Nai chủ động đối phó hạn hán
  • Phú Yên: Phá sản nhiều dự án tỷ đô
  • Bình Phước thực hiện đề án khu liên hợp công nghiệp 10.000 ha Đồng Phú
  • Lạng Sơn phát triển kinh tế đồi rừng
  • Ngư dân Sông Ðốc tiết kiệm nhiên liệu và chi phí đánh bắt cá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi