Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Tăng cường đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, trong đó 272 làng được công nhận làng nghề truyền thống. Làng nghề Hà Nội vừa đa dạng về loại hình, vừa phong phú về sản phẩm, với 47/53 nhóm nghề toàn quốc, cùng khoảng 200 loại hàng thủ công.

Với doanh thu hằng năm đạt 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 300 triệu USD, các làng nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN) truyền thống Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế Thủ đô. Làng nghề giải quyết việc làm cho hơn 626.000 lao động, chiếm khoảng 65% dân số nông thôn và 42% tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố với thu nhập bình quân khá ổn định. Sự phát triển làng nghề đã góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại của Thủ đô. Giá trị sản xuất của làng nghề đạt hơn 7.650 tỷ đồng/năm. Nhiều làng nghề đạt giá trị sản xuất cao như gốm sứ Bát Tràng đạt 350 tỷ đồng/năm, dệt kim La Phù đạt 810 tỷ đồng/năm, mộc Chàng Sơn đạt 282 tỷ đồng/năm...

Tuy nhiên, các làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ, nhất là không phải nơi nào cũng giữ được truyền thống làng nghề của mình. Trước thực trạng này, Hà Nội đã có chủ trương ưu tiên khôi phục, bảo tồn 25 làng nghề lâu đời nhưng đang đứng trước nguy cơ thất truyền như đúc đồng Ngũ Xã, giấy sắc Nghĩa Ðô, sơn mài Ðông Mỹ, nón lá Ðại Áng, giấy dó Vân Canh... UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 22 về bảo tồn, phát triển làng nghề thủ công truyền thống. Theo đó, Hà Nội sẽ chi trả 70% chi phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề truyền thống bao quanh thành phố. Để quảng bá rộng rãi thương hiệu, các làng nghề được quảng cáo miễn phí trên website Sở Công Thương và tại các trung tâm thương mại. Đồng thời, hỗ trợ các làng, các cơ sở kinh doanh phát triển website dựa trên website chính của thành phố. Thành phố hỗ trợ 100% chi phí đào tạo lao động tại các làng nghề. Nguồn vốn này được lấy từ ngân quỹ chi cho phát triển công nghiệp thành phố; đầu tư 100% chi phí cho việc đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý cho người đứng đầu cơ sở sản xuất…

80% làng nghề tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn

(HNM) - Theo Bộ Công thương, năm 2010 giá trị xuất khẩu từ các làng nghề trong cả nước ước đạt 1,5 tỷ USD. Hiện, cả nước có hơn 2.000 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với các loại hình hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp; giải quyết việc làm cho 13 triệu người. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam hiện đã có mặt trên 163 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, có hơn 80% làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn trong đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất vì thiếu vốn. Việc thiếu vốn khiến quy mô các cơ sở sản xuất vẫn manh mún, nhỏ lẻ; mẫu mã đơn điệu, rất khó khăn trong xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.

Đỗ Minh

(Theo Thanh Hiền/HNMO)

  • ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học
  • Nâng cấp chợ ở Hà Nội: Trung tâm thương mại không có chợ dân sinh?
  • Ninh Thuận: Nuôi ốc hương lỗ nặng
  • TP. HCM hợp tác với Nga về khoa học công nghệ
  • Quảng Nam phấn đấu là tỉnh phát triển khá ở miền Trung năm 2015
  • Hà Nội: Tăng mạnh số lượng nhà ở xây mới
  • 30 năm chinh phục Đồng Tháp Mười: Bộ mặt mới trên vùng đất hoang sơ
  • Bình Dương chú trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi