Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Dương: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hồi phục

Đơn đặt hàng và doanh thu tăng, cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động cao... là những dấu hiệu chứng tỏ sự phục hồi của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên từ nửa cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tình hình sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh bị sụt giảm mạnh. Trong đó, có doanh nghiệp do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, đã phải cắt giảm hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, trong 2 tháng trở lại đây khu vực này đã có dấu hiệu hồi phục. Không ít doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động trở lại, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thậm chí là tăng trưởng mạnh so với kế hoạch sản xuất cả năm.

Theo Báo Hải Dương, đến các khu công nghiệp (KCN) Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Nam Sách… vào thời điểm này, khác với sự ảm đạm ở thời điểm cuối năm 2008, dễ dàng bắt gặp sự nhộn nhịp. Ngay tại cổng các KCN, cổng các nhà máy, doanh nghiệp có khá nhiều băng-rôn thông báo tuyển dụng lao động. Nếu như cuối năm 2008, Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam tại KCN Đại An phải cắt giảm hơn 1.000 lao động, thì 2 tháng trở lại đây doanh nghiệp đã gọi toàn bộ số công nhân này trở lại làm việc. Hiện tại, doanh nghiệp có 4.753 lao động, phần lớn phải làm thêm giờ để kịp giao hàng cho các đối tác. Công ty đang tuyển dụng thêm 1.500 lao động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất những tháng cuối năm. Doanh thu xuất khẩu hàng hóa đến hết tháng 7 của doanh nghiệp đạt 79,5 triệu USD, tăng 3,4 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Nếu như đầu năm công ty chỉ xây dựng kế hoạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, thì nhiều khả năng đến hết năm 2009, doanh thu sẽ đạt 180 triệu USD. Do đơn hàng nhiều, phải tăng ca để sản xuất, doanh nghiệp đã có những chế độ đãi ngộ, thưởng hợp lý cho người lao động. Mức thu nhập trung bình của công nhân hiện là 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Khác với sự “khủng hoảng thừa” về ô-tô ở nhiều nước trên thế giới, thời gian gần đây thị trường ô-tô Việt Nam trở nên khan hàng, không ít người đã phải đặt mua hàng trước hàng tháng để được giao xe. Nhận thấy đây là thời điểm sản xuất, kinh doanh tốt nên Công ty TNHH Ford Việt Nam đã tuyển dụng lao động, tăng công suất sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo đại diện công ty, chỉ tính riêng mẫu Focus, hiện Ford Việt Nam đang còn nợ khách hàng khoảng 400 hợp đồng đặt mua, tương đương công suất hai tháng lắp ráp mẫu xe này của nhà máy tại Hải Dương. Trong tháng 8, Ford Việt Nam đã bán được 650 xe, trong đó mẫu Everest tiếp tục tăng so với tháng 7.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm, doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 820 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu xuất khẩu đạt 500 triệu USD, bằng 37%; nhập khẩu đạt 450 triệu USD, bằng 84,8% so với cùng kỳ năm 2008. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách đạt 44 triệu USD, bằng 93,6% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ yếu của khu vực này vẫn có mức giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như: dây điện có bọc dùng cho điện áp không quá 1 kV giảm 34,4%, sản phẩm ô-tô giảm 42,9%...

Có thể khẳng định, doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu hồi phục trở lại. Đây là khu vực kinh tế đầy tiềm năng, nhưng cũng là khu vực nhạy cảm nhất khi có sự thay đổi về giá cả, thị trường. Do đó, các cấp, ngành cần thường xuyên quan tâm đến khu vực kinh tế này để kịp thời cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất. 

(Vinanet)

  • Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương Hải Dương tháng 9/2009.
  • Quảng Trị khai thác lợi thế hành lang kinh tế Ðông - Tây
  • Khởi công dự án cầu Cửa Đại - Hy vọng đổi thay một vùng duyên hải
  • Khởi công dự án nâng cấp QL2C qua địa phận Tuyên Quang
  • Tây Nguyên hùng vĩ vẫn chờ được đánh thức
  • Trạm thu phí xa lộ Hà Nội mới (TP.HCM) hoạt động: Thu phí trước, cầu đường làm sau
  • Bình Dương đang viết tiếp những kỳ tích bằng sức bật công nghiệp
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu nông, thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi