Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hưng Hà xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phân xưởng dệt găng tay xuất khẩu của
Công ty TNHH Toàn Thắng (xã Phúc
Khánh, huyện Hưng Hà) có hơn 1.000
công nhân, thu nhập mỗi tháng hơn
một triệu đồng/người.
 - Hưng Hà là vùng địa linh nhân kiệt của tỉnh Thái Bình. Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, các thế hệ người dân kế tiếp nhau tạo dựng, xây đắp nên một miền quê văn hiến với truyền thống yêu nước và cách mạng kiên cường.
* Một vùng quê văn hiến

Ngay từ những năm đầu Công nguyên, người dân Hưng Hà đã cùng với Nữ tướng Vũ Thị Thục dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Ðông Hán, mở đầu cho kỷ nguyên đấu tranh giữ nước của dân tộc.  Lý Bôn đã chọn Hưng Hà làm nơi khởi đầu xây dựng lực lượng, căn cứ chống giặc Lương, đặt nền móng tạo lập cơ đồ Nhà nước Vạn Xuân. Cũng chính mảnh đất này là nơi phát tích, dựng nghiệp Nhà Trần - một vương triều cường thịnh mà võ công oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, làm nên một hào khí Ðông A lẫy lừng.

Trong suốt những năm chống thực dân, đế quốc, người Hưng Hà liên tiếp đứng lên cùng cả nước bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Phong trào  kháng Pháp của Ðốc Nhưỡng, Bang Tốn, Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm những năm đầu thế kỷ 20 đã khẳng định ý chí và khát vọng cháy bỏng được sống trong độc lập, tự do của mỗi người dân.

Từ năm 1928, Hưng Hà là một trong những địa phương có chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Tháng 7-1929, Chi bộ Ðông Dương Cộng sản Ðảng Thần-Duyên được thành lập, là một trong sáu chi bộ đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 của nông dân Tiên - Duyên - Hưng là sự nhạy cảm của người dân Hưng Hà trước một cuộc cách mạng mới. Ðây là sự kiện mở đầu cho phong trào đấu tranh của giai cấp công - nông Thái Bình dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tiến tới cao trào cách mạng 1936-1939 và 1939-1945, cùng với nhân dân toàn tỉnh và cả nước nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân trong cuộc bão táp cách mạng mùa thu Tháng Tám năm 1945.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mỗi người dân Hưng Hà lại sẻ chia cùng đất nước, đóng góp sức người, lương thực và thực phẩm cho các chiến trường. Những người dân ở vùng hậu phương vừa sản xuất vừa chiến đấu, bám đất bám làng cùng bộ đội chủ lực, dân quân du kích chống càn, phá tề đánh địch 496 trận, tiêu diệt và bắt sống 2.600 tên. Những trận công đồn, phá bốt, chống càn ở Ba Làng, Ðường 39, Dốc Văn, Ðào Thành, Tịnh Xuyên, Hồng Lĩnh... mãi mãi đi vào lịch sử như những bài ca chiến đấu, chiến thắng lẫy lừng, góp phần xứng đáng vào chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ.

40 năm qua (1969-2009), nông thôn Hưng Hà đã có nhiều khởi sắc. Ðảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang trong huyện vừa chia người, sẻ của cho tiền tuyến vừa cùng nhân dân toàn tỉnh làm nên bài ca "5 tấn", góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Hưng Hà đã có hơn 52 nghìn người tham gia quân đội, gần ba nghìn người vào TNXP, chiếm 19% dân số lúc bấy giờ. Toàn huyện hiện có 254 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,  5.850 liệt sĩ, 3.484 thương binh, bệnh binh. Ðảng bộ và nhân dân huyện Hưng Hà cùng với tám xã và ba cá nhân được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HÐH, Hưng Hà đã sớm nắm bắt thời cơ, lường đón những khó khăn và thách thức để hoạch định những bước đi thích hợp. Là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt năng suất lúa 10 tấn thóc/ha (năm 1990) và 14 năm liền dẫn đầu năng suất lúa của tỉnh, Hưng Hà luôn luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tìm ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống. Năm 1990, Hưng Hà là đơn vị dẫn đầu cả nước về xây dựng giao thông nông thôn. Ðồng thời là đơn vị sớm có chủ trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các thiết chế văn hóa làng, xã. 

Hơn 10 năm qua, Ðảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của các chương trình điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch, tạo nên một diện mạo về nông thôn mới. 100% số hộ và đơn vị trên địa bàn huyện có điện cho sản xuất và sinh hoạt, gần 100% số hộ có nhà xây kiên cố, không còn hộ đói, số hộ có kinh tế khá và giàu ngày càng tăng lên. Huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HÐH, giảm dần lao động và tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần lao động và tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đồng thời tiến hành thực hiện xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển nhanh sang kinh tế hàng hóa, từng bước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Trước hết, huyện đã làm một cuộc cách mạng về cơ cấu giống cho ba vụ sản xuất với việc bỏ giống lúa dài ngày, năng suất thấp và đưa gần 100% diện tích cấy bằng giống lúa mới ngắn ngày vừa có năng suất và chất lượng cao vừa bảo đảm đủ diện tích trồng cây vụ đông trong thời vụ tốt nhất. Lương thực ở đây đã trở thành hàng hóa. Hằng năm, diện tích cây vụ đông của huyện đạt từ 60 đến 70% diện tích canh tác. Toàn huyện dự kiến từng bước giảm diện tích cấy lúa, tăng dần diện tích trồng cây xuất khẩu và phát triển công nghiệp.

Hiện nay Hưng Hà có 1.371 trang trại với diện tích hơn 246 ha, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là hơn 123 tỷ đồng, thu nhập mỗi trang trại đạt từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Toàn huyện hiện có 42 làng nghề, hai xã nghề, trong đó có những làng nghề nổi tiếng cả nước như làng dệt Phương La, chiếu Hới, nghề mộc Canh Tân. Từ một vùng độc canh cây lúa với phương thức canh tác lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện đã giảm từ hơn 50% (năm 2000) xuống còn hơn 34% (năm 2008), đồng thời tỷ trọng công nghiệp tăng từ 31% lên hơn 48%. Vì thế, số hộ nghèo hiện nay chỉ còn hơn 10%. Hầu hết các trường học ở cả bốn cấp được xây dựng khang trang và sạch đẹp. Trên địa bàn của huyện đã quy hoạch xong hai cụm công nghiệp Phương La, Ðồng Tu và năm điểm công nghiệp với tổng diện tích hơn 90 ha. Năm 2008, toàn huyện đã đạt tổng giá trị sản xuất hơn 2.340 tỷ đồng, gấp ba lần thời kỳ đầu đổi mới. Xã Hồng Minh đã được tỉnh chọn là một trong tám xã làm điểm về xây dựng nông thôn mới theo năm tiêu chí: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ.

Nguyễn Hồng Chuyên
Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình)

Năm 1969, huyện Hưng Hà được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà. Trong sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, huyện Hưng Hà đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến. Toàn huyện có hơn 55 nghìn người tham gia bộ đội và TNXP, trong đó có hơn 5.850 liệt sĩ, 3.484 thương binh, bệnh binh.
40 năm qua, kinh tế - xã hội của Hưng Hà liên tục phát triển. Giá trị sản xuất năm 1985 đạt 673.782 triệu đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 2.342.700 triệu đồng, tăng gần 3,5 lần. Năm 1990, Hưng Hà đạt năng suất lúa 10 tấn/ha. Toàn huyện đạt phổ cập cấp 1 và năm 2000 đạt phổ cập THCS. Ðã có sáu trường mầm non, 36 trường tiểu học, 12 trường THCS, một trường THPT và 19 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Hơn 71% số gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Ðảng bộ và nhân dân Hưng Hà được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, ba Huân chương Chiến công, ba Huân chương Lao động, ba Huân chương Ðộc lập. Huyện và tám xã được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Toàn huyện có 28 nghìn người được tặng Huân, Huy chương Kháng chiến; 254 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, ba Anh hùng liệt sĩ và năm Anh hùng Lao động.

(Theo Nguyễn Hồng Chuyên Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà // Báo Nhân dân điện tử)

  • Ngày 23-10, khởi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Xử lý hai bài toán khó
  • Đầu tư trên 1.182 tỷ đồng
  • Ðể cây cao-su ở Quảng Trị phát triển bền vững
  • Mô hình kinh tế ở vùng lũ Thừa Thiên - Huế
  • Tiết kiệm điện ở các doanh nghiệp Bình Ðịnh
  • Chuyện ở "xứ trầm hương"
  • 1.748 tỷ đồng xây bãi đậu xe ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vĩnh Phúc : Tỉnh công nghiệp năm 2015
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi