Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác hiệu quả tuyến giao thông đường thủy ở Bà Rịa - Vũng Tàu


Sông Dinh, một trong những tuyến giao  thông đường thủy của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Với hơn 110 km chiều dài, gồm nhiều sông lớn, nhỏ như: sông Dinh, Thị Vải, Cửa Lấp, Chà Và ..., cùng 35 bến cảng, hệ thống giao thông thủy đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ðể khai thác hiệu quả tuyến giao thông quan trọng này, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông, cùng các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm lập lại trật tự, bảo đảm an toàn trên toàn tuyến.

Theo báo cáo của các ngành chức năng, hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có hàng nghìn phương tiện ghe, tàu hoạt động vận chuyển hàng hóa và hành khách trên tuyến đường thủy nội địa. Trong đó, hầu hết là các ghe, tàu có tải trọng từ 15 tấn trở xuống hoặc chở dưới 12 người. Tuy nhiên, hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy tại Bà Rịa -Vũng Tàu diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện không chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy, chở quá mớn nước quy định, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, không đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật; xây dựng nhiều công trình nhà ở, bè nuôi trồng thủy sản lấn chiếm luồng lạch; khai thác cát sỏi trái phép làm thay đổi dòng chảy của các hệ thống sông rạch; một số bến cảng vận chuyển hành khách và hàng hóa còn thiếu bảng nội quy, cọc bích, biển báo hiệu, áo phao... Ðiển hình như trên tuyến sông Dinh, chiều dài hơn 20 km nhưng có rất nhiều chỗ người dân đóng đáy để hứng cá lấn chiếm luồng lạch. Có hàng đáy chiếm luôn cả chiều ngang dòng sông...

Trước thực trạng trên, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như: Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các phòng, ban nghiệp vụ, phối hợp lực lượng cảnh sát giao thông, công an tỉnh, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm; tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm pháp luật, tháo dỡ đăng đáy, nuôi trồng thủy hải sản đúng nơi quy định. Giám đốc Sở Giao thông vận tải kiêm Phó Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Vũ Ngọc Thảo cho biết, nhằm khai thác hiệu quả tuyến giao thông quan trọng này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm biển báo tại các tuyến, điểm thường xuyên xảy ra tai nạn, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã tổ chức kiểm tra định kỳ, xử lý hàng chục phương tiện vi phạm, không đăng ký, đăng kiểm hoặc người điều khiển phương tiện không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề, phương tiện không bảo đảm an toàn, thiếu phao cứu sinh. Xử phạt, đóng cửa nhiều bến tàu, thuyền hình thành tự phát. Do đó, các lỗi vi phạm phổ biến trước đây như: phương tiện thiếu thiết bị an toàn, chở quá số khách quy định, không chấp hành nội quy bến bãi... giảm đáng kể, hiệu quả khai thác được nâng lên, trật tự - an toàn giao thông được bảo đảm.

Tuy nhiên, do chịu tác động lớn của sóng và gió biển nên hầu hết các tuyến giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều chịu ảnh hưởng của hiện tượng bồi lấp. Ðây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tàu, ghe bị mắc cạn hoặc va chạm do luồng, lạch bị thu hẹp, gây nhiều khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Ðiển hình như tuyến luồng vào cảng cá Lộc An (huyện Ðất Ðỏ) dài hơn 2 km và Bến Lội - Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) dài hơn 1 km. Ðây là hai tuyến luồng chính phục vụ các phương tiện đánh bắt thủy hải sản của địa phương. Trên thực tế, cả hai tuyến luồng này thường xuyên chịu tác động của tình trạng bồi lấp, nhất là tại khu vực cửa biển. Tình trạng bồi lấp nghiêm trọng đến mức, một số khu vực, ngay khi nạo vét xong, chỉ sau một hoặc hai con nước thủy triều lại bị bồi lấp như cũ. Ðó là chưa kể tới sự dịch chuyển theo mùa trong phạm vi khoảng 1km của cửa biển Bình Châu. Rất nhiều tàu, ghe khi qua hai tuyến luồng này đã bị mắc cạn. Việc thuê các tàu, ghe nhỏ dẫn qua luồng gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy ở địa phương. Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông II (Sở Giao thông vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu) Hoàng Nguyên Dinh, để khắc phục tình trạng trên, hằng năm, Sở Giao thông vận tải đều xây dựng kế hoạch nạo vét, khơi thông luồng lạch, tập trung vào các tuyến quan trọng, có mật độ tàu thuyền qua lại cao. Chính nhờ tổ chức triển khai nạo vét thường xuyên mà những năm trở lại đây, số lượng tàu, ghe bị mắc cạn trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể, tàu thuyền vận chuyển hành khách, hàng hóa, ra vào tránh, trú bão thuận tiện hơn. Cũng theo đồng chí Dinh, về lâu dài, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kế hoạch chỉnh trị luồng, xây kè và mở rộng các cảng.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách vì thế cũng ngày càng trở nên bức thiết. Ngoài tổ chức, khai thác hiệu quả các tuyến đường bộ, đường biển, tỉnh luôn chú trọng cải tạo, nâng cấp, biến tuyến giao thông đường thủy trở thành một trong những tuyến giao thông huyết mạch của địa phương, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng phụ cận.

(Bài và ảnh: LÊ ANH TUẤN // Báo Nhân dân điện tử)

  • Phú Yên kêu gọi đầu tư 9 hạng mục lớn
  • Kinh tế biển Quảng Ngãi: Nhìn từ việc đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá
  • Quảng Ngãi: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp
  • Bình Định: Đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng "Đảo Thanh niên" cù lao Xanh
  • Đà Nẵng xếp hạng nhất về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT
  • Hoàng Anh Gia Lai xây thủy điện ở Thanh Hóa
  • Quảng Ninh - Điểm đầu tư hấp dẫn kiều bào
  • ĐBSCL: Nan giải chuyện chọn lúa hay tôm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi