Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công Dự án khách sạn và biệt thự cao cấp Raffles (Đà Nẵng) : “Quá tam ba bận”

Sáng 2/11, tại Đà Nẵng, lễ khởi công xây dựng dự án khu khách sạn và biệt thự cao cấp mang tên Raffles đã được tổ chức trọng thể. Tuy nhiên, điều khiến mọi người quan tâm không chỉ do tính chất và quy mô hoành tráng của dự án, mà chính bởi đây đã là lần khởi công thứ 3 của dự án này.

Dự án du lịch cao cấp Raffles nằm trên diện tích 15,4 ha, có vị trí “vàng” ven bờ biển Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng. Đây là bãi biển được tạp chí hàng đầu thế giới Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh. Tuy nhiên, gần 6 năm trôi qua và đã qua hai lần khởi công, dự án vẫn phải nằm chờ người chủ thực sự.

Dự án... "long đong”

Tháng 12/2003, Tập đoàn Magnum Investment Group (Hoa Kỳ) được Bộ KH - ĐT cấp phép xây dựng dự án khu du lịch nơi đây với tên gọi Vegas Beach Club Resort cùng tổng mức đầu tư 24 triệu USD. Sau lễ động thổ, DN này hứa xúc tiến khẩn trương công tác chuẩn bị để khởi công dự án vào tháng 1/2004 và dự kiến đến giữa năm 2006, khu du lịch Vegas Beach Club Resort chính thức đi vào hoạt động, hứa hẹn trở thành một khu nghỉ mát và giải trí cao cấp nhất châu Á, tương tự bờ biển Nam Miami (Philippines) hay Las Vegas (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, mặc dù đã ba năm trôi qua kể từ ngày khởi công, do gặp khó khăn về tài chính nên đối tác Mỹ chỉ triển khai được một nửa dự án. Vướng mắc kéo dài khiến nhà đầu tư này phải bán lại dự án cho Cty Kingdom Hotel Investment Company của Hoàng tử Ảrập Xêút, Alwaleed Bin Tatal, sau chuyến thăm của ông này đến VN vào tháng 2/2007.

Mua xong dự án, ông Hoàng Arập tuyên bố xây dựng dự án này thành khu nghỉ dưỡng mang tên Raffles Resort. Ngày 8/1/2008, lễ khởi công dự án đã diễn ra lần thứ hai với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, đơn vị đứng tên là Cty TNHH Vegas Hotel & Villas do hai tập đoàn góp vốn thành lập là Kingdom Hotel Investments và European Hotel Corporation.

Tuy nhiên, cái “vận long đong” của dự án vẫn còn đó, và lần này nguyên nhân chính vẫn là cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng xấu và buộc các DN phải cắt giảm đầu tư. Một lần nữa, chủ đầu tư là Cty TNHH Vegas Hotel & Villas lại buộc phải tìm đối tác để chuyển nhượng dự án. Và lần này, “người mua” không phải ai xa lạ mà chính là VinGoup (tên gọi  mới của Tập đoàn Technocom – Ukraina) - một tập đoàn vốn nổi tiếng với những thương hiệu BĐS, du lịch hàng đầu tại VN như: Vincom City Towers, Vincom Park Place ở Thủ đô Hà Nội, khu du lịch Vinpearl Land ở Nha Trang (Khánh Hoà) hay Vincom Center ở TP HCM...

Chớp thời cơ từ khủng hoảng

Theo báo cáo của Cty tư vấn bất động sản CBRE VN, do thị trường khó khăn, áp lực về vốn đã buộc không ít DN địa ốc bán tháo một phần, thậm chí toàn bộ dự án của mình để trả nợ, trong đó đa phần là các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những dự án được chuyển nhượng thời gian qua chủ yếu lại do các Cty trong nước mua chứ không phải do các DN nước ngoài. Lý giải về việc này, TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa QTKD - ĐH Ngân hàng TP HCM phân tích: “Do các nước trên thế giới hội nhập kinh tế sâu rộng hơn ở VN nên khi xảy ra khủng hoảng, DN của họ bị tác động nhiều hơn, nhất là về vốn. Các DN VN như con tàu đang được neo đậu an toàn trong vịnh, nên cơn bão tài chính ít làm họ bị tổn thương”.

Đề cập đến dự án Raffles, TS Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn VinGroup hồ hởi: “Năm 2008 - 2009 là thời điểm khó khăn nhưng đó cũng là cơ hội vàng để những DN có tiềm lực thực sự nắm bắt cơ hội đầu tư kinh doanh. Với Vingroup, chúng tôi đã biết “chớp thời cơ” khi  thương thảo thành công và mua lại dự án Raffles chính trong thời điểm khủng hoảng đang diễn ra”. Ông Hiệp cũng khẳng định: “Tôi tin tưởng dự án sẽ được triển khai thành công vì chúng tôi hiểu rất rõ thị trường BĐS VN. Dự án này sẽ được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động trong tháng 6/2011”.

Dưới góc độ nhà quản lý, ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: “Chúng tôi đánh giá rất cao Vingroup, hi vọng rằng với năng lực và uy tín của mình, tập đoàn này sẽ tích cực triển khai đầu tư xây dựng và sớm đưa dự án vào hoạt động”.

Đến thời điểm này còn là quá sớm khi nói về kết quả của dự án Raffles. Tuy nhiên với những phân tích của các chuyên gia, nhận định của các cơ quan quản lý, cũng như sự cam kết của lãnh đạo một tập đoàn tiềm năng và uy tín như Vingroup, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, dự án khách sạn và biệt thự cao cấp Raffles (Đà Nẵng) sẽ trở thành hiện thực và là một địa điểm du lịch lý tưởng trong một thời gian không xa.

(Theo Tiến Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 200 tỷ đồng tiền xây dựng được ứng trước cho Nhà thi đấu thể dục thể thao TP. Đà Nẵng
  • Quảng Trị: 300 tỷ đồng xây cầu sông Hiếu
  • Tháng 11 chỉ số CPI của Hà Nội và TP.HCM tăng hơn 0,5%
  • Tiền đề cho thu hút FDI ở Bắc Ninh
  • Lâm Đồng mở hướng sang thị trường hoa khô
  • Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu về thu hút FDI
  • TPHCM và Hà Nội sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới
  • Hơn 2,7 tỉ đồng bán hàng Việt Nam tại Cà Mau, Bạc Liêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi