Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diện tích bông vải Tây Nguyên tăng gấp 15 lần

Nếu so với thời điểm cách đây 9 năm, khi cây bông vải ở hai tỉnh Đác Lắc và Đác Nông lên tới 12.000 ha thì diện tích bông vải năm nay chỉ mới hơn con số lẻ, nhưng xem ra diện tích bông vải năm nay của hai tỉnh này cũng đã tăng gấp gần 15 lần so với năm ngoái.

Theo Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên cho biết, trong vụ bông năm nay, nông dân ở hai tỉnh Đác Lắc và Đác Nông đã ký hợp đồng gieo trồng bông vải với công ty được trên 2.700 ha, tăng hơn năm ngoái 2.500 ha.

 

Trong đó, tỉnh Đác Lắc có 1.480 ha và Đác Nông 1.220 ha. riêng địa bàn Đác Nông là 1220 ha. Diện tích bông năm nay tăng mạnh so với năm trước vẫn chủ yếu tập trung tại các huyện trồng bông vải trọng điểm của 2 tỉnh như Buôn Đôn, CưM'gar, Ea Súp của Đác Lắc và Đác Mil, Chư Jút, Krông Nô của Đác Nông.

 

Để có được một diện tích bông như hiện nay, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho người nông dân ngày từ đầu vụ, mỗi ha bông vải, người nông dân được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền giống và cho ứng trước một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư chuyên dùng để đầu tư cho cây bông. Công ty cũng đã cam kết tiếp tục thu mua hết sản phẩm bông mà bà con làm ra với mức giá như năm 2008 là 9.000 đồng/kg.

 

Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đang lên kế hoạch mở rộng vùng trồng bông vải ở hai tỉnh này lên con số 19.000 ha vào năm 2020, Trong đó Đác Lắc khoảng 12.000 ha và Đác Nông khoảng 7.000 ha, năng suất bình quân đạt 18 tạ/ha và sản lượng khoảng 15.000 tấn bông xơ.

 

Đặc biệt, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên còn có ý định phát triển cây bông vải theo quy mô trang trại, mỗi trang trại khoảng 200 ha tập trung tại các khu vực trồng bông trọng điểm của 2 tỉnh. Ngoài ra, Công ty còn dự kiến trồng khoảng 3.000 ha bông vải có tưới trong vụ đông xuân tại những vùng có đủ nguồn nước tưới trong mùa khô.

(Theo CÔNG LUẬN // Báo Nhân dân điện tử)

  • Trong quý IV-2009 triển khai GPMB dự án mở rộng đường Thanh Nhàn
  • Nông nghiệp Điện Biên phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2009
  • Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
  • Điện Biên tiềm năng, cơ hội đầu tư
  • Hải Dương: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hồi phục
  • Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương Hải Dương tháng 9/2009.
  • Quảng Trị khai thác lợi thế hành lang kinh tế Ðông - Tây
  • Khởi công dự án cầu Cửa Đại - Hy vọng đổi thay một vùng duyên hải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi