Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể hờ hững!

Việc chỉ có một nửa số tỉnh, thành phố công bố Quy hoạch về cơ sở hạ tầng thương mại (đối với hệ thống bán buôn và bán lẻ) trên địa bàn cho thấy, tốc độ làm quy hoạch của các địa phương còn chậm. Điều này khiến cho cả doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước gặp khó khi triển khai kinh doanh.

Mới đây, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã chính thức đưa vào sử dụng chợ đầu mối Nam Hà Nội (sau cải tạo) với công năng cơ bản là điểm trung chuyển phục vụ xe sang mạn. Điều đáng nói là, dù hiện tại được gọi là chợ đầu mối, song chợ đầu mối phía Nam Hà Nội lại không được đưa vào trong Quy hoạch Phát triển chợ đầu mối của Hà Nội đến năm 2015.

Lý giải điều tưởng chừng như không hợp lý này, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội giải thích, địa điểm mà chợ đầu mối phía Nam đang toạ lạc lại nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội. Hơn nữa, nơi đây có diện tích không đủ lớn để trở thành một chợ đầu mối đúng nghĩa. Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Theo Dự thảo Quy hoạch Phát triển hạ tầng thương mại mà Hà Nội đang làm và được ban hành trong tháng 9 này, có tới 8 chợ đầu mối, trong đó có 2 chợ cấp vùng. Song, theo bà Mai, việc xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại của Hà Nội đang làm... ngược, bởi Quy hoạch Kinh tế - Xã hội Thủ đô vẫn chưa được xây dựng.

Giải thích lý do của việc cần phải tiến hành xây dựng Quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn TP.Hà Nội, trước khi có cả quy hoạch kinh tế - xã hội Thủ đô, bà Mai cho biết, đây là nhiệm vụ quan trọng mà Thành phố cần phải làm để Bộ Công thương có cơ sở tổng hợp cho toàn ngành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi trong kinh doanh.

Cũng như TP. Hà Nội, TP.HCM cũng đã thực hiện tốt công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại, nhưng đây chỉ là những trường hợp trong số hơn 30 tỉnh, thành phố hoàn thành quy hoạch hệ thống thương mại trên địa bàn. Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương), vẫn còn nhiều DN đang “nợ” quy hoạch thương mại.

Hậu quả của việc chậm có quy hoạch, vốn đã được nói đến nhiều, sẽ khiến cho các DN không biết chính xác số lượng chợ cấp 1, 2, 3 hay siêu thị trên địa bàn mỗi địa phương cần phải có. Điều này sẽ khiến cho các DN loay hoay trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư.

Khối DN có vốn đầu tư nước ngoà phản ứng mạnh nhất, bởi theo cam kết hội nhập, các địa phương có quyền áp dụng biện pháp kiểm tra nhu cầu kinh tế tại địa phương mình (ENT) để quyết định xem có cho phép nhà đầu tư lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất hay không. Với việc quy định ENT còn khá chung chung, các DN lo ngại sẽ gặp nhiều rắc rối khi xin phép địa phương thành lập cơ sở bán lẻ.

Còn đối với các DN trong nước, việc ENT chưa rõ ràng khiến họ gặp khó khăn, bởi họ không biết chính xác các DN nước ngoài có được xem xét cấp phép hay không. “Điều này sẽ khiến cho DN không nhận diện được đối thủ kinh doanh của mình.

Từ đó, dẫn tới hệ quả là DN không dám mạnh dạn đầu tư hoặc là đầu tư không dựa trên cơ sở khoa học”, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam nhận xét. Từ những vấn đề mà ENT đặt ra, việc tập trung cấp phép cho DN nước ngoài tại một cơ quan là điều không thể thực hiện (do các địa phương có các đặc điểm khác nhau).

Do đó, theo các chuyên gia thương mại, mấu chốt giải quyết vấn đề nằm ở việc công bố quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại trên các địa bàn. Ông Xuân cho rằng, khi công khai các quy hoạch này cộng với những hướng dẫn của Bộ Công thương tại các thông tư thì các địa phương đã có cơ sở thống nhất để thực hiện cấp phép cho các DN khi muốn thực hiện đầu tư.

Vấn đề đặt ra ở đây là, còn một số lượng rất lớn các địa phương chưa làm xong quy hoạch về cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn. Phát biểu nhiều lần tại các diễn đàn DN, đại điện các DN nước ngoài bày tỏ sự lo ngại khi các địa phương có thể áp dụng tuỳ tiện ENT trong việc cấp phép cho DN nước ngoài mở cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất. Trong khi đó, các DN trong nước lại nghi ngại các địa phương sẽ “tuỳ thích” khi cấp phép cho DN ngoại bởi tâm lý thích tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn.

Do đó, về mặt hình thức, để giải quyết những vấn đề khúc mắc xung quanh câu chuyện cấp phép cho DN nước ngoài mở điểm bán lẻ, các địa phương cần phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch thương mại và thông báo cho Bộ Công thương biết và cung cấp cho DN trong và ngoài nước.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư )

  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Xuất khẩu khó hoàn thành mục tiêu
  • Đánh giá cao môi trường đầu tư tại Đà Nẵng
  • Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 8-2009: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh, xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn
  • Đất cho các trường đại học ở Hà Nội: Quá hạn hẹp
  • “Xẻ thịt” rừng U Minh Hạ lấy than!
  • Quảng Nam: Mưa lũ làm thiệt hại hơn 20 tỷ đồng
  • Gia Lai: toàn tỉnh thu ngân sách đạt 1.220 tỉ đồng
  • Đồng Tháp ‘rộng cửa’ đón nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi