Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lâm Đồng: Thủy điện xả lũ, nông dân có được bồi thường?

Công trình hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ với lưu lượng 500m3/giây đã gây ngập gần 1.000ha rau màu ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng

Đợt mưa lũ vừa qua tại Lâm Đồng đã làm ít nhất gần 1.000ha rau màu và nhiều diện tích lúa nước trên địa bàn tỉnh này bị ngập.

Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến trên 24 tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng tại huyện Đơn Dương, việc hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ cũng đã gây ngập trên 800ha rau màu, khiến hàng trăm nông dân rơi vào cảnh điêu đứng.

Trước thiệt hại quá lớn của người dân, ngày 4/11, một số cơ quan, ban ngành; lãnh đạo hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã có cuộc họp nhằm rút kinh nghiệm về việc ứng phó với bão lũ do đợt mưa bão và xả lũ của các hồ thủy điện gây ra trong những ngày đầu tháng 11 vừa qua. Tại cuộc họp này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc xả lũ của các công trình thủy điện đã gây thiệt hại nặng cho người dân; do vậy, cần có sự hỗ trợ thỏa đáng nhằm đảm bảo lợi ích cho nông dân. Cụ thể, Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương Đinh Ngọc Hùng đã đưa ra con số thống kê mức độ thiệt hại do mưa bão và xả lũ của hồ thủy điện Đa Nhim đợt vừa qua đã gây ra cho huyện tương đương với con số là trên 22 tỷ đồng. Thiệt hại này hầu hết đều thuộc về người dân (với trên 500ha rau màu và gần 200ha lúa…) dọc theo con sông cùng tên với công trình thủy điện Đa Nhim. Cũng theo ông Hùng, huyện sẽ làm văn bản trình UBND tỉnh kiến nghị với đơn vị quản lý hồ thủy điện Đa Nhim xem xét hỗ trợ thoải đáng cho nông dân.

Trong khi đó, người dân Đơn Dương thì lại rất nóng lòng không biết có được đền bù, hỗ trợ hay không vì bao nhiêu công sức của họ giờ đây đều đã bị trôi sông. 

Mang những thắc mắc của người dân trao đổi với ông Nguyễn Trọng Oánh, Giám đốc Cty Quản lý công trình thủy điện Đa Nhim và Hàm Thuận – Đa Mi, ông Oánh cho rằng: “Việc xả lũ vừa qua chúng tôi đã làm đúng quy trình và hàng năm việc xả lũ này là rất bình thường. Từ 46 năm nay (bắt đầu từ năm 1964), kể từ ngày công trình thủy điện Đa Nhim được đưa vào hoạt động đều luôn luôn tuân thủ (kể cả từ thời chế độ cũ trước 1975) việc xả lũ đều đúng quy trình. Việc cắt lũ là có, không bao giờ để vượt quá đĩnh lũ, và bao giờ cũng có một dung tích để phòng lũ”.

Theo ông Oánh, công trình hồ thủy điện Đa Nhim được thiết kế lưu lượng xả lũ cho phép là hơn 3.000m3/s, nhưng vào thời điểm đó dân cư chưa nhiều, và sông suối còn thông thoáng, chưa có hiện tượng lấn chiếm dòng chảy của lòng sông. "Đây là vấn đề mà chúng tôi đã liên tục có các văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, huyện Đơn Dương cũng như các huyện phía sau công trình. Không những vậy, năm nào tổ chức hội nghị Phòng chống lụt bão, chúng tôi cũng đều có nhắc nhở trường hợp này, và thậm chí cách đây 2 năm (năm 2008), đích thân tôi đã ký một văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị phải giải phóng tất cả nhà cửa cũng như các công trình xây dựng kiên cố trên dòng chảy. Bởi đây là dòng chảy tự nhiên, nhưng người dân cứ lấn ra các bãi bồi, việc này UBND huyện Đơn Dương cũng đã từng cưỡng chế một vài hộ, nhưng do địa phương chưa làm quyết liết việc này. Thế rồi, nông dân trồng rau màu. Chúng tôi đã từng cảnh báo, phải thu hoạch trước khi mùa mưa bão để phòng khi công trình xả lũ gây thiệt hại và bà con cũng đã chấp nhận. Nhưng nay bà con “đòi hỏi” bồi thường thì tôi thấy là chưa hợp lý".

Ông Oánh bộc bạch: "Bản thân tôi đã từng tham gia vận hành đến 3 nhà máy thủy điện rồi (Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim và Hàm Thuận - Đa Mi), trong quá trình phê duyệt các quy trình điều tiết hồ chứa (thường xuyên cập nhật) đều có lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, chúng tôi đều luôn luôn đặt vấn đề an toàn cho dân, mà muốn an toàn cho dân trước hết phải an toàn hồ chứa. Đây là điều  bất cứ công trình thủy điện nào cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu. Còn về dòng chảy của công trình hồ thủy điện Đa Nhim, trước đây trong tính toán người Nhật đã thiết kế dòng chảy thoát lũ với lưu lượng hơn 3.000m3/s. Thế nhưng, theo thời gian, một mặt dòng chảy bị bồi lắng, một mặt ở khu vực này ngày xưa làm gì có dân, bây giờ bà con từ ngày trồng rau nhiều quá đã lấn chiếm luôn cả lòng chảy. Theo Pháp luật phải có hành lang thoát lũ, bà con lại lấn chiếm nên về mặt pháp luật là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chính quyền địa phương trong rất nhiều lần trao đổi có đề nghị cứ để bà con làm và đến mùa lũ thì phải thu hoạch, nhưng nay người dân lại coi đây mặc nhiên là đất sản xuất của họ nên tôi coi việc này về lý là chưa ổn".

Theo lời ông Oánh, trong các cuộc trao đổi với chính quyền địa phương cũng như người dân, bao giờ trước mùa mưa lũ, phía thủy điện cũng đều phối hợp với chính quyền địa phương các cấp từ huyện, xã cho đến thôn để đi kiểm tra. "Chúng tôi chia sẻ sự mất mát cùng nông dân, nhưng cũng đã cảnh báo và bà con cũng cam kết sẽ thu hoạch hết rau màu trước mùa lũ, nên giờ người dân không thể đổ lỗi cho ngành điện được", ông Oánh nói.

  • TPHCM tổ chức “Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường”
  • Quảng Ninh ưu đãi 12 doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá
  • Tác động từ sông Mekong đến ĐBSCL ngày càng lớn
  • Quy hoạch xây hồ điều tiết trữ nước, chống ngập ở TP. HCM
  • Đánh thức tiềm năng Tây Bắc
  • Hà Nội hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • TPHCM: Hệ thống xử lý nước thải nhiều bệnh viện quá cũ
  • 10 tháng, Hà Nội chi hơn 20.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi