Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Long An cần xây dựng mô hình “xã điện tử”

Theo mô hình “ xã điện tử”, những chương trình thông tin phục vụ nông dân như dạy nghề, học nghề, việc làm, thông tin y tế, thông tin về khuyến nông, khuyến ngư sẽ được cập nhật thông qua internet.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Long An - Ảnh Chinhphu.vn

Tiếp tục chuyến khảo sát công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các tỉnh phía Nam, ngày 13/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT và Đoàn công tác đã kiểm tra, đánh giá sự sẵn sàng của tỉnh Long An trong ứng dụng CNTT vào quản lý nhà nước.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Minh Hùng cho biết, Long An đã cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước của tỉnh. 100% sở, ngành tỉnh đã xây dựng mạng nội bộ tại đơn vị, 100% UBND huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mạng nội bộ kết nối các phòng ban, đơn vị quan trọng.

Mạng chuyên dụng (WAN) của tỉnh bước đầu đã hình thành, kết nối 14 huyện, thành phố và 15 sở, ngành trọng điểm, trong năm 2010 sẽ hoàn thành việc đấu nối với các sở, ngành còn lại.

 Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ứng dụng CNTT rộng rãi, có hiệu quả trong toàn tỉnh so với yêu cầu và vị thế của địa phương còn rất hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và tiến độ đề ra.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận "một cửa" huyện Cần Đước - Ảnh Chinhphu.vn

Công nghiệp CNTT (bao gồm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ) trên địa bàn tỉnh ở điểm xuất phát rất thấp, đầu tư còn nhỏ lẻ và chiếm tỉ trọng không đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Chế độ đãi ngộ,  chính sách thu hút, tiêu chuẩn về chức danh đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chưa quy định hoàn chỉnh và thống nhất, chưa tạo được động lực cống hiến của đội ngũ này.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị tỉnh Long An cần tập trung vào nhiệm vụ ứng dụng CNTT, cần từng bước phổ cập tin học hóa và tạo điều kiện để cán bộ, công chức có thể đủ trình độ số hóa hồ sơ, lưu trữ và khả năng thực hiện công tác ”một cửa” điện tử.

UBND tỉnh cần tăng cường áp dụng hình thức họp trực tuyến trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng cơ sở dữ liệu số theo nhiệm vụ của từng sở, ngành và các quận, huyện.

Phó Thủ tướng gợi ý, trước mắt tỉnh Long An cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong 5 ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.

Long An cần gắn việc xây dựng xã văn hóa với việc tổ chức xây dựng mô hình “xã điện tử”, theo đó những chương trình thông tin phục vụ nông dân như dạy nghề, học nghề, việc làm, thông tin y tế, thông tin về khuyến nông, khuyến ngư sẽ được cập nhật thông qua internet. Từ đó sẽ hình thành một thói quen mới để người nông dân có thể cập nhập nhiều thông tin có ích hơn, phục vụ sản xuất và đời sống.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham qua dây chuyền sản xuất ứng dụng CNTT của Công ty La Vie - Ảnh Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng cho rằng, trước mắt Long An chưa nên tổ chức xây dựng những khu công nghiệp phần mềm tập trung, mà cần xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được tổ chức đào tạo kiến thức kỹ năng về công nghệ thông tin.

Tỉnh cần tập trung nguồn lực, ưu tiên cân đối bố trí ngân sách đầu tư thỏa đáng cho các dự án ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn công tác đã đến thăm UBND xã Tân Lân và UBND huyện Cần Đước, là 2 địa phương điển hình trong việc ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả trong nhiệm vụ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp; thăm và tham khảo cách quản lý  sản xuất và kinh doanh có hiệu quả thông qua CNTT tại công ty TNHH La Vie tỉnh Long An.

- Tỷ lệ cán bộ công chức (CBCC) được cấp thư điện tử của tỉnh Long An xấp xỉ 100%.

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã hoàn thành, kết nối 14 huyện, thành phố với Văn phòng UBND tỉnh.

- Cổng Thông tin điện tử của tỉnh hiện cung cấp nhiều dịch vụ công mức độ 1, 2 phục vụ cho người dân và doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.

- Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. 

(Theo Từ Lương// Tin Chính phủ)

 

 

  • Hà Nội: Hạ ngầm cáp đến đâu phải gọn sạch đến đó
  • Hà Nội ngừng cấp internet các đại lý gần trường học
  • Cải cách hành chính giúp Đà Nẵng dẫn đầu về năng lực cạnh tranh
  • 7 tháng đầu năm 2010 Hà Nội đạt mức tăng trưởng 14%
  • Hà Nội ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm
  • Hà Ðông - vùng đô thị mới, hiện đại ở cửa ngõ Thủ đô
  • Tiêu thụ lúa ở ĐBSCL: Thương lái thờ ơ, nông dân lo lắng
  • ĐBSCL: "Chết đứng" với lúa hè thu Người nông dân vẫn mãi loay hoay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi