Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề đóng tàu gỗ ở Vạn Ninh đang “tuột dốc”

Những năm trước, khi đánh bắt thủy sản gần bờ hoạt động có hiệu quả, nhiều ngư dân đã đầu tư đóng mới tàu thuyền đánh bắt, khiến các xưởng đóng tàu gỗ ở Vạn Ninh hoạt động hết công suất. Bây giờ, đến thăm các xưởng đóng tàu đều thấy vắng tanh, nhiều thợ đã bỏ nghề vì không có việc. Nghề truyền thống này ở Vạn Ninh đang “tuột dốc”.

Nghề đóng tàu gỗ ở Vạn Ninh đang gặp không ít khó khăn.

Do ở cạnh vùng nước sâu nên các làng chài ven Đầm Môn có nghề đóng tàu gỗ rất phát triển và gắn bó mật thiết với nghề khai thác biển. Trước đây, nghề đóng tàu gỗ đánh cá gần bờ ở thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) được nhiều người biết đến, bởi tàu do những người thợ nơi đây đóng có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành hợp lý… Những năm trước, ngành khai thác thủy sản gần bờ phát triển mạnh, nhiều người đã đầu tư vốn để đóng mới tàu, thuyền đánh bắt thủy sản. Nhiều ngư dân ở các địa phương khác thuộc Khánh Hòa cũng như các tỉnh lân cận cũng đến đây đặt hàng. 14 xưởng đóng tàu tại thôn Tuần Lễ hoạt động ngày đêm. Nhưng hiện nay, nghề biển gặp khó khăn, thủy sản đánh bắt gần bờ ngày càng cạn kiệt, ngư dân không dám đầu tư đóng mới tàu thuyền; đánh bắt thủy sản đang hướng đến xa bờ, cần những tàu có công suất lớn, hiện đại… Vì vậy, tàu gỗ với công suất nhỏ, cấu tạo đơn giản không còn phù hợp. Thực trạng này đã khiến cho các xưởng đóng tàu gỗ ngày càng “vắng khách”. Về thôn Tuần Lễ hiện nay, thấy nhiều xưởng đóng tàu không còn hoạt động, nhiều thợ đã bỏ nghề do không có việc. Ông Trần Văn Ba - một thợ đóng tàu có thâm niên kể: “Trước đây, chưa vào đến đầu làng đã nghe rộn lên tiếng máy cưa xẻ gỗ, tiếng búa đóng tàu… Để đóng được một chiếc tàu gỗ phải trải qua rất nhiều công đoạn: dựng xỏ, đặt cốt, đặt đà, vô be, trét be, đóng mũi, hầm chứa, khoang lái…, và cần rất nhiều nhân công. Trước, cả làng này có rất nhiều người sống nhờ nghề đóng tàu, nhưng giờ chỉ còn 2 xưởng hoạt động”. Trò chuyện với chúng tôi, ông Võ Văn Xi - một chủ xưởng đóng tàu gỗ ở Tuần Lễ cho biết, hiện nay, giá nguyên vật liệu để đóng tàu rất cao, các loại gỗ dùng để đóng tàu cũng khan hiếm. Muốn đóng được một chiếc tàu gỗ chạy máy công suất 20CV phải mất gần 20 triệu đồng tiền gỗ, tiền nhân công làm trong 3 tháng cũng hơn 20 triệu đồng; thêm các chi phí khác cũng mất hơn 60 triệu đồng, còn đóng mới tàu gỗ loại lớn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng mới đủ.

Tại xã Vạn Hưng, nghề đóng tàu gỗ cũng đang “xuống dốc”. Thôn Xuân Vinh cũng là nơi nổi tiếng đóng và sửa chữa tàu gỗ với hàng chục xưởng đóng tàu, nhưng bây giờ chỉ còn xưởng của ông Nguyễn Văn Trung hoạt động, nhưng chủ yếu cũng chỉ sửa chữa, rất ít đóng mới. Trước đây, trung bình mỗi năm, một xưởng nhận đóng mới hàng chục chiếc tàu loại 20CV trở lên, bây giờ chỉ còn 3 - 4 chiếc. Ông Huỳnh Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ lý giải: “Sở dĩ nghề đóng tàu gỗ tại Vạn Thọ đang bị mai một là do thời gian qua, giá nguyên vật liệu để đóng tàu liên tục tăng cao, trong khi đó, ngư dân gặp không ít khó khăn khi đi biển. Hiệu quả từ các chuyến đi biển gần bờ ngày càng giảm, kéo theo nghề đóng tàu cũng tuột dốc”. Ông Tô Anh - Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng cho biết: “Nghề đóng tàu gỗ mang tính chất tự phát. Một khi làm nghề không đủ ăn, bà con sẽ chuyển hướng làm ăn nên các cơ sở đóng tàu gỗ bị thu hẹp”.

Nghề đóng tàu gỗ không chỉ mang lại lợi nhuận cho các chủ xưởng mà còn giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương. Với thu nhập khoảng 80 nghìn đồng/ngày, so với nghề đi biển, người thợ đóng tàu có thu nhập khá cao và ổn định hơn đi biển. Nghề đóng tàu gỗ ở Vạn Ninh đang “tuột dốc” đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều người dân sống bằng nghề này. Hướng đi nào cho nghề đóng tàu gỗ truyền thống vẫn đang là vấn đề nan giải.

(Theo BÍCH LA // Báo Khánh Hòa)

  • Quảng Ngãi phát triển kinh tế tập thể
  • Giao 20 ha đất mở rộng sân bay Phú Bài
  • Nâng giá vé đường bộ và vé qua hầm Hải Vân: Trăm dâu đổ đầu DN vận tải
  • Quảng Nam: Thời trang đông "vào mùa"
  • TP.HCM khắc phục ô nhiễm do nước thải bệnh viện
  • Bờ sông Thạch Hãn sạt lở vì nạn khai thác cát
  • Chính thức thông xe cầu phao bắc qua sông Hồng
  • Quảng Trị: Ngừng triển khai dự án thủy điện A Chò
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi