Năm 2010 ghi nhận nét chấm phá mới cho bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa với hàng loạt dự án thu hút đầu tư, nhiều công trình lớn, trọng điểm quốc gia hoàn thành...
![]() |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Nhìn lại năm qua, khu vực ĐBSCL vùng đất giàu tiềm năng của cả nước lại cũng đã tạo nên ấn tượng trong kết quả công bố PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh) năm 2009 với hàng loạt tỉnh đạt thứ hạng cao.
Lần đầu tiên Đồng Tháp vươn lên xếp hạng 4, Vĩnh Long xếp hạng 5, là tỉnh 4 năm liền được đánh giá đứng đầu khu vực và cả hai đều nằm trong nhóm “rất tốt”. Kế tiếp là Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang có sự vươn lên đáng kể. Kiên Giang đã vươn lên vị trí 19, tăng 17 bậc so với năm 2008. Tiền Giang, vươn lên giữ vị trí thứ 9 trong cả nước, so với hạng 21 trong năm 2008.
Riêng Hậu Giang là tỉnh mới thành lập từ năm 2004, sau 2 năm đầu ở vị trí khiêm tốn, Hậu Giang đã nỗ lực cải cách và tăng hạng liên tiếp trong 3 năm qua vươn lên vị trí 13 so với hạng 24 năm trước và đứng thứ 5 ở ĐBSCL.
Trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành, có 6 tỉnh trong nhóm “rất tốt” thì ĐBSCL có 2 đại diện. Ngoài ra, 3 địa phương được đánh giá có cải cách mạnh mẽ trong những năm qua thì ĐBSCL đã chiếm 2 vị trí.
Tại cuộc họp gần đây của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL năm 2009 đạt trên 10% là cao (cả nước 5,32%). GDP bình quân đầu người (973 USD/năm) tuy thấp hơn bình quân chung của cả nước (1.100 USD) nhưng tăng gần 10% là nỗ lực lớn của các địa phương vùng ĐBSCL.
Diện mạo mới trên vùng đất thuần nông
Năm 2009 đã ghi nhận nét chấm phá mới cho bức tranh ĐBSCL trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa với hàng loạt công trình lớn, trọng điểm quốc gia hoàn thành đưa vào sử dụng và nhiều công trình lớn khác đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành vào năm 2010 là: cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, sân bay quốc tế Cần Thơ (giai đoạn 2), đường Nam sông Hậu…
Hiện nay, đã hoàn chỉnh và đưa các dự án thành phần của dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau vào vận hành an toàn, theo tiến độ đề ra, gồm: dự án Đường ống dẫn khí, Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1, Cà Mau 2. Việc đưa các Dự án này vào hoạt động đã góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau.
Sắp tới, sẽ có 4 dự án nhằm cải tạo, nâng cấp giao thông thủy ở ĐBSCL với số vốn khoảng 312 triệu USD.
Đặc biệt, những ngày cuối năm 2009 vừa qua tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Dự kiến đến cuối năm 2011, dự án sẽ đi vào khai thác và sẽ đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn hàng hóa/năm, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL.
Mở ra cơ hội đầu tư phát triển
Trên nền tảng của những thuận lợi mới ấy, tháng 1/2010,tỉnh Tiền Giang đã vận động đầu tư với Hội nghị xúc tiến đầu tư với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và hơn 1.300 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến dự.
Tiền Giang đã đưa ra danh mục 117 dự án thu hút đầu tư với số vốn lên tới 192.000 tỉ đồng (xấp xỉ 10,6 tỉ đô la Mỹ), trong đó có 10 dự án đang được các nhà đầu tư nghiên cứu để tính toán đầu tư với số vốn 96.450 tỉ đồng.
“Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định, tỉnh Tiền Giang còn thực hiện thêm nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư khác khi doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh như: hỗ trợ chi phí đào tạo nghề; miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn, giảm thuế; hỗ trợ xúc tiến thương mại...” - ông Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.
“Nhà đầu tư chưa đến Hậu Giang thì tưởng rất xa, nhưng đến rồi sẽ thấy rất gần” - ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, chia sẻ như vậy tại Hội nghị bàn về xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hậu Giang tổ chức tại Hà Nội cuối năm qua và đã có 15 nhà đầu tư thông báo sẽ đưa ra các cam kết đầu tư vào Hậu Giang với tổng số vốn lên đến trên 5.000 tỷ đồng.
Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) dự kiến đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện với số vốn lên tới 19.459 tỷ đồng. Còn trong khuôn khổ Festival Lúa Gạo Việt Nam, 24 doanh nghiệp đã cam kết đầu tư vào Hậu Giang với tổng vốn đăng ký lên đến 47.000 tỷ đồng.
(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com