Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều công trình lớn ở Lạng Sơn bị chậm tiến độ

Một dự án trọng điểm ở Lạng Sơn. (Nguồn: Báo Lạng Sơn)
Theo Ban chỉ đạo, điều hành các chương trình, dự án trọng điểm năm 2011 của tỉnh Lạng Sơn, tính đến thời điểm này các dự án trọng điểm đều có tiến độ xây dựng chậm hơn so với kế hoạch, cụ thể như dự án Tòa nhà xuất nhập cảnh cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đường Bà Triệu; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Công viên bờ sông Kỳ Cùng.

Đặc biệt, các dự án Đường nội bộ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và các dự án tổ hợp khách sạn 5 sao và Trung tâm thương mại đầu cầu phía Nam Kỳ Cùng; Trung tâm bán sỉ và kho vận-Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái triển khai rất chậm do vướng mắc nhiều về giải phóng mặt bằng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Tòa nhà xuất nhập cảnh cửa khẩu quốc tế, cần tập trung đẩy nhanh các bước lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị mặt bằng, để tổ chức thi công và tiến hành khởi công xây dựng công trình vào dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/2011).

Dự án Đường nội bộ khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, trong tháng 5/2011 phải bàn giao mặt bằng phần diện tích đường vào gói thầu số 5 (bãi đỗ xe) để đưa máy móc, thiết bị vào thi công.

Đối với dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chấp hành quyết định thu hồi và giao đất để đầu tư xây dựng dự án.

Còn các dự án trọng điểm khác là Khu trung chuyển hàng hóa, Tổ hợp khách sạn 5 sao và Trung tâm thương mại đầu cầu phía Nam Kỳ Cùng, Trung tâm bán sỉ và kho vận-Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo, các chủ đầu tư, các cơ quan liên quan tăng cường rà soát, kiểm tra lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt đối với các tổ chức và hộ gia đình.

Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo chỉ điều chỉnh lại phương án đối với các trường hợp thật sự hợp lý do trước đây chưa tính đúng, tính đủ, hoặc những trường hợp mới phát sinh.

Tỉnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chấp hành nghiêm quyết định thu hồi, bàn giao mặt bằng; hoàn chỉnh các phương án giải tỏa, chủ động phối hợp để xử lý những vướng mắc phát sinh về thủ tục đầu tư xây dựng, kinh phí, giải phóng mặt bằng nhằm để tiến hành xây dựng theo đúng tiến độ đã đề ra./.
 
Thái Thuần (TTXVN/Vietnam+)

  • Xử lý các vụ khai thác vàng sa khoáng ở Phú Yên
  • Mùa ép dầu xứ Quảng
  • Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát: Một mục đích nhiều cách làm
  • Liên kết sản xuất, nhìn từ một xã ngoại thành Hà Nội
  • Mô hình "gia đình tiết kiệm điện" ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Vì sao người dân TPHCM không đi xe buýt?
  • Vùng mơ Bản Mại mong một con đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi