Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ninh Thuận: Khẩn cấp hộ đê sông Dinh

Trao đổi với PV Cổng TTĐT Chính phủ chiều 2/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Đỗ Hữu Nghị cho biết, hiện tỉnh đang huy động lực lượng hộ đê sông Dinh do mức nước từ thượng nguồn đổ về ngày càng lớn.

Các lực lượng tham gia hộ đê sông Dinh - Ảnh: Chinhphu.vn

Theo ông Nghị, để tránh nguy cơ nước tràn đê sông Dinh tại khu vực thành phố Phan Rang -  Tháp Chàm, UBND tỉnh đã huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đoàn đặc công 5, Công an tỉnh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các doanh nghiệp trong tỉnh… tham gia hộ đê trên tuyến đê sông Dinh, nhất là đoạn thuộc khu vực phường Mỹ Hương, Phủ Hà, Đạo Long.  

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều động 5 xuồng máy, 11 xe ô tô, mở niêm sẳn sàng cơ động 3 xe thiết giáp cùng gần 300 cán bộ, chiến sỹ đơn vị trực thuộc tham gia di dời nhân dân và cứu hộ đê sông Dinh. Điều động Đoàn đặc công 5 huy động 283 cán bộ, chiến sỹ, 11 xuồng máy, 8 xe ô tô các loại và Trung đoàn không quân 937/sư KQ 370 sử dụng 55 cán bộ, chiến sỹ tham gia di dời dân, cứu hộ đê sông Dinh.

Cơ quan quân sự 7 huyện, thành phố gồm 150 người, 6 xuồng máy, 7 xe ô tô các loại và hơn 1.000 lượt đội viên dân quân tự vệ của các huyện, thành phố tham gia di dời dân. Lực lượng dân quân tự vệ phối hợp cùng với công an và các lực lượng khác bảo đảm giữ vững an ninh trật tự, điều tiết giao thông.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều động 100 cán bộ, chiến sỹ, 5 xe ôtô, 4 xuồng máy, cứu hộ cứu nạn khu vực hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

Hàng trăm chiến sĩ của đồn biên phòng 412, Hải đội 2 thực hiện nhiệm vụ hộ đê sông Dinh và cứu hộ di dời dân ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, đắp khoảng 2.000 bao cát chắn đê sông Dinh, góp phần giữ được Hồ Ông Kinh.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh cũng đã điều động 145 cán bộ, chiến sĩ, cùng nhiều phương tiện cứu hộ, cứu nạn tham gia di dời nhân dân ở các vùng ven sông Dinh, cứu hộ đê và tăng cường về các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Phước đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến QL1A, QL27 và sơ tán người dân đến các điểm an toàn.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, UBND tỉnh Ninh Thuận đã họp khẩn vào chiều ngày 2/11 triển khai các phương án chủ động phòng chống mưa lũ.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn không được chủ quan, lơ là, phải kiểm soát chặt chẽ diễn biến tình hình để chỉ đạo kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân.

Sở Nông nghiệp chỉ đạo việc kiểm tra các hồ, đập trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố để đảm bảo an toàn công trình. Các lực lượng liên quan tiếp tục cứu hộ, cứu đói cho những hộ dân đang ngập lụt.

Các cơ quan, ban, ngành liên quan chuẩn bị dự trữ lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để đối phó với lũ lụt xảy ra.

Sơ tán dân ra khỏi vùng ngập lụt - Ảnh: Chinhphu.vn

Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các trường học trong toàn tỉnh nghỉ học 02 ngày (bắt đầu từ ngày 01/11/2010 đến hết ngày 02/11/2010), nếu thời tiết diễn biến xấu sẽ có thông báo tiếp theo.

UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương đình hoãn các cuộc họp từ ngày 1/11, để tập trung chỉ đạo xử lý tình hình mưa lũ.

Tính đến chiều ngày 2/11, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức di dời 6.554 hộ/26.216 khẩu (Ninh Phước: 1.047 hộ, Ninh Hải: 1.052 hộ, Ninh Sơn: 365 hộ,  Thuận Bắc: 175 hộ, Thuận Nam: 213 hộ, Phan Rang Tháp Chàm: 3.712 hộ) đến nơi an toàn. Có 4 người mất tích, gần 5.000 căn nhà bị ngập, 436 nhà bị sập, đổ, hư hỏng, tốc mái...

Hồ Phước Trung đang thi công bị vỡ một đoạn dài 30m, sâu 14m với khoảng trên 30.000m3. Đường giao thông liên thôn, liên xã và liên huyện bị sạt lở 36,88km. 12 ghe bị chìm... Ước tổng giá trị thiệt hại trên 200 tỷ đồng.

Cũng trong chiều ngày 2/11, thực hiện lệnh của Bộ Công an, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Duyên Hải Nam Trung bộ đóng tại thành phố Đà Nẵng đã điều động 2 tiểu đoàn với hơn 100 cán bộ chiến sỹ, cùng 5 xuồng máy cao tốc, 7 xe đặc chủng, hơn 300 áo phao cứu sinh, nhiều trang thiết bị cứu nạn cứu hộ và lương thực, thực phẩm ...tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận.

Chiều 2/11, tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an) đã tổ chức họp triển khai công tác đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung. Trung tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt các Công điện khẩn của Thủ tướng, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và các Công điện của Ban chỉ đạo PCLB, Tai nạn thương tích (TNTT) và TKCN Bộ Công an về công tác đối phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tổ chức công tác trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của mưa lũ. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo PCLB, TNTT và TKCN Bộ Công an, đảm bảo an toàn phương tiện, tính mạng và tài sản của nhân dân…

Để đối phó tình trạng mưa lũ, Công an hai tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà đã huy động 306 cán bộ, chiến sĩ, 134 lượt phương tiện các loại xuống các địa bàn trọng điểm, di dời sơ tán 569 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn…

       Việt Hưng

(Theo Thế Phong // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi