Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông dân Việt Nam khóc ròng vì hoa Trung Quốc

Nếu như mọi năm, giá các loại hoa chỉ giảm nhẹ hơn so với thời kỳ trước và sau Tết, thì nay, những người trồng hoa trong nước lại đang đứng ngồi không yên vì thị trường hoa đang bị hoa Trung Quốc lấn át.
 
Hoa đẹp và rẻ đến giật mình
 
Theo khảo sát của phóng viên tại một số các chợ hoa bán lẻ như chợ đầu mối phía Nam, chợ Hà Đông... giá các loại hoa rẻ đến nỗi người mua cũng phải giật mình.
 
Loại hồng thân dài khoảng 60 cm đến 80cm, có giá 10-15 nghìn đồng cho một bó 50 bông với đủ các loại màu sắc. Loại hồng bông to, thân dài 1-1,2m cũng chỉ có giá từ 15-18 nghìn/bó 50 bông.
 
Một số loại hoa khác được bán phổ biến như hoa cúc, hoa đồng tiền... cũng rẻ không kém.
 
Một số loại hoa hạng sang như hoa lan, hoa ly... luôn luôn giữ được giá cao thì nay giá cả cũng giảm mạnh. Một bó ly 10 cành, mỗi cành 2-4 bông chỉ được phát giá ở mức 40-50 nghìn đồng.
 
 
Không chỉ ở các chợ, mà ở một số nơi bán hoa bó sẵn như khu vực bán hoa tạm trên đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội, một bó hồng khoảng 50-100 bông đã được chọn lựa rồi bó gọn gàng, đồng thời buộc nơ trang trí để người dân có thể mua đi tặng cũng chỉ có giá từ 30-50 nghìn đồng.
 
Giải thích về giá rẻ bất ngờ này, chị Thoa, người bán hoa tại khu vực chợ đầu mối phía Nam cho biết: “Là do hoa Trung Quốc về nhiều, nên mới lấy được giá rẻ. Chứ bình thường, vào thời điểm này loại hồng Sapa phải có giá bán lẻ từ 2-5 nghìn đồng/bông. Hoa ly cũng giữ ở mức 200-250 nghìn/bó 10 cành...”.
 
“Trước đi buôn hoa, toàn về tận Tây Tựu để cắt hoa cho đẹp, nhưng nay thì không cần, vì hoa Trung Quốc rẻ hơn nhiều. Chỉ khổ những người dân trồng hoa trong nước thôi. Bao nhiêu công chăm sóc, lại mất tiền mua phân bón... giờ hoa Trung Quốc nó tràn về, không hạ giá theo thì không có thương lái nào mua, mà hạ giá thì...cũng chết.” - chị Thoa nói thêm.
 
 
Cùng chung suy nghĩ này, chị Thảo - người bán hoa tại chợ đầu mối phía Nam cũng tâm sự: “Nhiều lần lên Quản Bạ lấy hoa, gặp mấy người dân, mồ hôi mồ kê ướt đầm đìa, chở một xe hoa to đùng lên bán mà chẳng được bao nhiêu tiền, rồi có người không bán được hàng còn vứt lại cả đống vì không còn sức để chở về mà thấy thương. Nhưng chẳng biết làm thế nào, vì dân mình ham rẻ. Người sành hoa thì không nói, còn bình thường, cứ thấy rẻ và đẹp là mua chứ đâu có phân biệt hoa Trung Quốc với hoa của dân mình trồng đâu”.
 
“Đúng là chỉ khổ những người dân.” - chị Thơ (Hoàng Mai - Hà Nội) nói. “Nhiều khi không có ý định mua hoa, nhưng mà thấy hoa rẻ như cho, nên mới mua về, vừa là để cắm, vừa là có ý mua ủng hộ những người dân vất vả. Không ngờ lại là hoa Trung Quốc. Thật quá bức xúc”.
 
(Theo Vietnamnet)

  • Hà Nội chi hơn 370.000 tỷ đồng bình ổn giá
  • Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc
  • Đầu tư xe buýt CNG: Bên trọng bên khinh
  • Văn Giang và viễn cảnh nông dân “góp cổ phần”
  • Văn Giang, lịch sử một cuộc cưỡng chế
  • Mức tăng CPI tháng 4 tại Hà Nội thấp nhất trong 10 năm
  • Đà Nẵng chính thức bị “tuýt còi” vụ hạn chế nhập cư
  • Hà Nội xin tăng thu phí phương tiện giao thông cá nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi