Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Trị: Tân Long mở lối từ...chuối

Nhiều hộ gia đình ở xã Tân Long, huyệnmiền núi Hướng Hoá có thu nhập caonhờ phát triển cây chuối.

Giờ đây, đi dọc Quốc lộ 9 qua khu vực Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là màu xanh bạt ngàn của những vườn chuối trải dài trên các triền đồi. Ít ai biết được rằng, cây chuối vốn quen thuộc ở vườn nhà lại là cây hàng hóa chủ lực của xã Tân Long xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ gia đình ở vùng cao biên giới.

Đi lên từ cây chuối 

Xã Tân Long có diện tích tự nhiên 1.950 ha, dân số 836 hộ gia đình, với 3.972 nhân khẩu, trong đó có 2 bản (73 hộ) đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 1990 về trước, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là trồng lúa nương rẫy, sắn, ngô, với sản lượng không đáng kể, nguồn thu nhập thấp, nên đời sống của đại bộ phận nhân dân hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, năm 1993, chi bộ xã Tân Long đã ra Nghị quyết chuyên đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài cây lúa, sắn, lãnh đạo xã chú trọng chuyển đổi những diện tích đất hiệu quả kinh tế thấp sang đầu tư trồng ba loại cây mới: mía, gừng và chuối. 

Đến năm 1997, cây mía không còn phát huy hiệu quả; cây gừng cho giá trị kinh tế thấp, thị trường tiêu thụ hẹp, cây chuối được xác định là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, hàng năm diện tích chuối không ngừng được mở rộng. Đặc biệt, từ năm 2008, chuối Tân Long được biết đến trên thị trường là loại chuối có chất lượng ngon, quả chuối có thể để lâu ngày vẫn không bị thâm đen, trái chuối chín vàng rực, quả to tròn và ngọt nên bạn hàng Trung Quốc rất ưa chuộng. Đây là thị trường tiêu thụ lớn, giá thành cao, có đầu ra ổn định cho sản xuất chuối hàng hóa ở Tân Long nói riêng và các xã trồng chuối ở vùng biên giới huyện Hướng Hóa nói chung. Ngoài ra, lượng chuối quả khá lớn được nhiều nơi trong nước tiêu thụ như: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi...Năm qua, các xã vùng biên giới huyện Hướng Hoá đã thu hơn 70 tỷ đồng từ xuất khẩu chuối quả.

Từ khi chuối bắt đầu xuất khẩu, phong trào trồng chuối ở Tân Long phát triển mạnh, diện tích chuối không ngừng tăng lên. Năm 2005, diện tích chuối trên địa bàn xã Tân Long gần 410 ha, đến nay toàn xã đã trồng được 950 ha chuối, tăng gấp 2,3 lần và tăng 79,2% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài ra, nhân dân xã Tân Long còn quản lý hơn 400 ha chuối ngoài địa bàn theo hình thức đầu tư giống cho người dân xã khác trồng và mua lại vườn để thu hoạch cho đến khi vườn chuối lụi tàn (khoảng 5- 7 năm). Với giá bán 3.000- 5.000 đồng/kg chuối, bình quân mỗi ha chuối cho thu nhập khoảng 30- 50 triệu đồng/năm, mỗi năm toàn xã Tân Long thu về từ 20- 25 tỷ đồng từ tiền bán chuối.

Nhờ thu nhập cao từ cây chuối, đời sống vật chất và tinh thần của người dân xã Tân Long tăng lên rõ rệt, bình quân đầu người tăng hơn 11 triệu đồng/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra là hai triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã giảm từ 29% năm 2000 xuống còn 6,2% năm 2009, đặc biệt là ở vùng bản tỷ lệ hộ nghèo từ 100% đã giảm xuống còn 24,6% (18/73 hộ), 100% hộ dân đồng bào dân tộc mua sắm được phương tiện nghe nhìn, 55/73 hộ đã mua sắm được xe máy phục vụ đi lại, 27 hộ mua được máy phát cỏ phục vụ sản xuất thay thế sức người…Đây là sự thay đổi lớn trong nhận thức, tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn.

Nhiều gia đình "triệu phú"

Phó chủ tịch UBND huyện Võ Thanh cho biết, ngoài diện tích cây chuối ở xã Tân Long, ở vùng Lao Bảo và bảy xã vùng Lìa diện tích chuối lên đến hơn 1.000 ha. Mỗi ngày tư thương thu mua khoảng 45 - 50 tấn chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm qua, lượng chuối xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong thị trường nội địa, doanh số ước đạt gần 100 tỷ đồng. Xác định cây chuối là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư ít nên người dân ở các xã vùng biên giới (giáp Lào) Tân Long, Thuận, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo...huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã tập trung mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Thu gom chuối trong vườn nhà đưa bán.

Trong phong trào “người người trồng chuối, nhà nhà trồng chuối” và giàu lên nhờ cây chuối ở xã Tân Long, điển hình có hộ gia đình anh Đoàn Văn Trang, SN 1976, ở thôn Long Hợp trồng 20 ha chuối, từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 600- 700 triệu đồng; gia đình anh Nguyễn Dương Phước, ở thôn Long Phụng trồng 30 ha chuối, trong đó có 15 ha đang trong quá trình đầu tư, mỗi năm thu nhập từ cây chuối trên 350 triệu đồng... Trong thời gian tới, khi cả 30 ha chuối cho thu hoạch thì thu nhập từ cây chuối mang lại cho gia đình anh Phước còn cao hơn nhiều. Ngoài hai hộ gia đình tiêu biểu trên, số hộ gia đình thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm từ cây chuối ở Tân Long rất nhiều, gồm các hộ: Nguyễn Thái Hòa (thôn Long Phụng), Nguyễn Trị, Đoàn Văn Ly, Võ Hành, Đỗ Văn Quảng, Đỗ Thị Phụng (thôn Long Thành), Nguyễn Thị Hồng (thôn Long Quy), Đoàn Văn Thăng (thôn Long Thuận), Võ Tấn Tài (thôn Long Yên)…

Hiện nay, ở Tân Long đang xuất hiện ngày càng nhiều những "triệu phú" từ trồng chuối, làm giàu bằng chính sức lao động của mình trên đồng đất quê hương. Từ chủ trương đúng, ý Đảng hợp lòng dân, phong trào đồng loạt đưa cây chuối lên trồng trên đất nương rẫy đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động, tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Những năm gần đây, chuối là cây trồng chủ lực không những cung cấp số lượng lớn chuối quả cho thị trường trong nước mà còn được bán ra thị trường ngoài nước. Cây chuối và phong trào trồng chuối ở xã Tân Long đã tạo ra sản phẩm chuối hàng hóa có chất lượng, uy tín trên thị trường.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, cần xây dựng “thương hiệu” cho sản phẩm chuối Tân Long để có thể cạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nếu làm được điều đó tin chắc thương hiệu sản phẩm chuối Tân Long sẽ còn được thị trường nhiều nước khác biết đến và ưa chuộng, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, làm giàu cho người trồng chuối ở nhiều vùng quê huyện Hướng Hoá.

(Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN HAI-THANH HẢI   // Nhandan Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi