Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp Hà Nội 9 tháng tăng 7,7% so với cùng kỳ

Theo Sở Công thương, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn Hà Nội tháng 9/2009 tăng 12,6% so với tháng trước, đưa giá trị SXCN trên địa bàn từ đầu năm đến nay tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó tăng cao nhất là khối kinh tế ngoài nhà nước tăng 10,9%, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,4%, khối kinh tế nhà nước tăng 5,8% (kinh tế nhà nước TƯ tăng 5,8%, kinh tế nhà nước địa phương tăng 6%).

Trong khối kinh tế nhà nước TƯ trên địa bàn, có 12/20 ngành sản xuất tăng như: Chế biến thực phẩm (tăng 23,1%), sản xuất thuốc lá (25,9%), sản xuất đồ da (38,4%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 21,2%), sản xuất phân phối điện (tăng 29,1%)… 8/20 ngành sản xuất giảm là: Khai thác quặng, công nghiệp dệt, sản xuất hoá chất, sản xuất cao su plastic, sản xuất khoáng phi kim loại, chế tạo thiết bị máy móc, sản xuất xe có động cơ và sản xuất phương tiện vận tải khác. Các ngành sản xuất giảm chủ yếu do tiến hành cổ phần hoá đã chuyển DN sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và do giá vật tư, xăng dầu, sắt thép tăng nhanh, khó khăn về vốn, lãi suất, cắt điện…

Về SXCN nhà nước địa phương, kết quả từ đầu năm đến nay cho thấy có 7/17 ngành sản xuất tăng trưởng, với một số ngành tăng khá như sản xuất các sản phẩm bằng cao su, chế tạo thiết bị máy móc, sản xuât phương tiện vận tải khác… 10/17 ngành sản xuất giảm, trong đó một số ngành giảm trên 20% là khai thác than, sản xuất trang phục, sản xuất ti vi thiết bị thông tin, sản xuất dụng cụ chính xác.

Góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng 10,9% về giá trị SXCN của khối kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn Thủ đô phải kể đến các loại hình DN: Công ty TNHH tăng 4,5%, công cổ phần tăng 20,2%, DN tư nhân tăng 2,4%, hộ cá thể tăng 8,5%. Chỉ có khối hợp tác xã giảm 3,6%.

Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của Hà Nội, 15/20 ngành SXCN tăng, trong đó nhiều ngành sản xuất tăng khá như: Công nghiệp dệt (tăng 33,5%), sản xuất hoá chất (29%), sản xuất kim loại (60,3%), chế tạo thiết bị máy móc (88,2%), sản xuất dụng cụ chính xác (tăng 96%)… Chỉ có 5/20 ngành sản xuất giảm, gồm chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện, sản xuất tivi thiết bị thông tin, sản xuất xe có động cơ và sản xuất giường tủ đồ khác. Giới chuyên gia nhận định, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức mua giảm, đơn hàng từ các công ty mẹ giảm, tăng thuế xe ô tô làm cho giá trị sản xuất của khu vực này tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

(Vinanet)

  • Ninh Bình: Giá trị xuất khẩu tăng cao
  • Chỉ số giá tiêu dùng tại T.p HCM tăng cao nhất từ đầu năm
  • Hà Giang: Điểm đến đầy tiềm năng của nhà đầu tư
  • Vùng ven biển Tây Cà Mau xuất hiện nhiều loài hải sản quí
  • Xây dựng trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước tại Kiên Giang
  • Hà Nội xây dựng hệ thống phân phối: Thị trường lớn, “cuộc chơi” lớn
  • Bến Tre: Một bệnh nhân 19 tuổi mắc cúm A/H1N1 tử vong
  • Thu hút Việt kiều đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi