Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Bình: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật hiệu quả

Sau 5 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, tại Thái Bình, các nội dung hoạt động khuyến công đã tác động tích cực đến việc phát triển của DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Đặc biệt, việc triển khai xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật đã thực sự mang lại hiệu quả.

 Năm 2006, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Thái Bình đã triển khai xây dựng 2 mô hình trình diễn kỹ thuật hiệu quả bao gồm: Mô hình triết xuất rutin từ hoa hòe của Công ty TNHH Quế Hòe, mô hình này đã góp phần nâng cao giá trị mặt hàng hoa hòe xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm tăng giá bán nguyên liệu đầu vào lên 30-50%; và mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất vàng mã xuất khẩu của Công ty TNHH Hà Phương, mô hình đã giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất (ban đầu, vốn đầu tư chỉ gần 10 tỷ đồng, đến nay công ty đã nâng tổng vốn đầu tư lên đến gần 30 tỷ đồng), số lao động vệ tinh tăng từ 1.000 người lên 3.000 người, doanh thu tăng từ 20 tỷ đồng năm 2006 lên đến 74 tỷ đồng năm 2008.

Năm 2007, trung tâm tiếp tục thực hiện 2 mô hình trình diễn kỹ thuật hiệu quả là: Mô hình chế tạo máy in Flexo của Công ty TNHH Quốc Hòa, mô hình đã làm cho doanh thu của công ty tăng từ 10 tỷ đồng năm 2007 lên 14 tỷ đồng năm 2008; và mô hình trình diễn kỹ thuật cấp đông để bảo quản và chế biến hải sản của Công ty TNHH Biển Đông, mô hình này không những làm tăng giá trị mặt hàng hải sản do chủ động được nguồn hàng và tăng giá trị hải sản đầu vào cho ngư dân mà còn làm cho kết quả sản xuất của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ (Năm 2007, công ty đầu tư 1,2 tỷ đồng, doanh thu đạt 15 tỷ đồng, số lao động là 200 người. Đến năm 2009, tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đồng, doanh thu dự kiến đạt 22 tỷ đồng, số lao động là 300-400 người).
 

Đến tháng 6/2009, các dự án trình diễn kỹ thuật đã hoàn thành đầu tư tới 80%.
 
Năm 2008, trung tâm đã thực hiện 5 mô hình trình diễn kỹ thuật: Sản xuất dạ, nỉ từ dư liệu của ngành may mặc; sản xuất cửa nhựa lõi thép uPVC; sản xuất găng tay nhúng cao su; mô hình than hóa khí để thay thế khí mỏ, phục vụ công nghiệp sản xuất sứ vệ sinh; sản xuất mỳ ăn liền. Đặc biệt, có hai mô hình đem lại hiệu quả cao: mô hình than hóa khí của Công ty Hảo Cảnh; mô hình sản xuất mỳ ăn liền của Công ty Đức Nam, mô hình đã giúp công ty mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Đến nay, sản phẩm mỳ ăn liền thương hiệu Dunami của công ty đã có mặt trên thị trường ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc, dự kiến năm 2009, doanh thu của công ty đạt 30 tỷ đồng.
Theo ông Hà Văn Hải – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Thái Bình: “Việc xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật tại Thái Bình đã thực sự góp phần nhân rộng mô hình sản xuất, tăng giá trị sản xuất của DN, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời, giới thiệu địa điểm thu mua nông sản, làm tăng giá trị mặt hàng nông nghiệp của nông dân, quảng bá sản phẩm cho các DN tham gia xây dựng mô hình, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại các vùng nông thôn”.
Sang năm 2009, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Thái Bình lại được Bộ Công Thương giao thực hiện xây dựng 7 mô hình trình diễn kỹ thuật bao gồm: Sản xuất gỗ và nội thất; sản xuất ống nhựa chịu nhiệt; công nghệ nung sứ; công nghệ hàn cắt cấu kiện thép tự động; xử lý nước thải nhà máy tẩy nhuộm; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến tôm xuất khẩu; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật thêu bằng máy. Tính đến tháng 6/2009, các dự án trình diễn kỹ thuật và các chủ dự án đã hoàn thành đầu tư tới 80%, có dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động./.
 
Một số kinh nghiệm
Từ những kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trên, ông Hà Văn Hải đã chia sẻ một số kinh nghiệm:
Một là, để xây dựng thành công mô hình trình diễn kỹ thuật phải có sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các Bộ, ngành, địa phương.
Hai là, bản thân trung tâm khuyến công phải có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tinh thông nghề nghiệp, có cơ sở máy móc thiết bị và phương tiện đủ mạnh để có điều kiện tổ chức triển khai mô hình trình diễn kỹ thuật.
Ba là, phải làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung, đối tượng, chương trình tổ chức thực hiện, giúp cho các DN, nhà đầu tư thấy rõ để tham gia.
Bốn là, lựa chọn đối tượng, ngành nghề đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Năm là, công tác tổ chức, xây dựng mô hình và triển khai thực hiện phải có kế hoạch, có sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể giữa trung tâm và đơn vị phối hợp (chủ đầu tư). Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát trong và sau quá trình triển khai thực hiện, kịp thời khắc phục khó khăn, rút kinh nghiệm, mở rộng sản xuất, nhân rộng mô hình.

(Theo Đinh Lan // Báo Kinh tế Việt Nam )

  • Xuất khẩu năm 2009 của Hà Nội - Không về đích
  • TP.HCM: Đưa thành phố tiến về phía biển
  • Tp Cần Thơ: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản
  • Hà Nội: Cú hích để tích tụ ruộng đất
  • Hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 10, 10 tháng năm 2009 tại tỉnh Hải Dương
  • Ninh Thuận là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư
  • Bệnh lạ tàn phá các vườn nhãn tại Đồng Tháp
  • Bình Định: Lập dự án xây dựng "Đảo Thanh niên" cù lao Xanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi