Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiền Giang tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Thuyền bán hoa quả trên chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).

Ðến nay, ở Tiền Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có chất lượng cao. Tuy nhiên, việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến vẫn chưa ổn định, vì các vùng chuyên canh tập trung vẫn còn "khiêm tốn", phần lớn là tự phát, chưa gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu.

Kết quả bước đầu

Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên hơn 248 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 182,7 nghìn ha (chiếm 77,6%), dân số 1,7 triệu người, lao động trong nông nghiệp chiếm 70%. Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tiền Giang thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đa dạng. Ðể phát triển nông nghiệp đúng định hướng, phù hợp quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tiền Giang đã quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến rau quả, lương thực, thủy sản. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (NN và PTNT) Nguyễn Văn Khang cho biết, đến nay tỉnh đã hình thành các vùng nguyên liệu với các loại cây trồng, vật nuôi bố trí phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn theo từng vùng sinh thái, cho năng suất, sản lượng cao. Ðó là vùng lúa đặc sản có diện tích gieo trồng hằng năm hơn 1.800 ha; vùng cây ăn quả phía nam quốc lộ 1A ven sông Tiền và các xã cù lao trên sông Tiền; vùng trồng thanh long tại huyện Chợ Gạo; vùng trồng rau màu thực phẩm ven TP Mỹ Tho và ở một số huyện. Ðề án sản xuất rau an toàn được triển khai đến các huyện, bước đầu là 200 ha rau và đang nhân ra diện rộng, hướng tới mục tiêu diện tích trồng rau là phải an toàn. Vùng nuôi thủy sản nước ngọt phân bổ trên toàn bộ địa bàn các huyện phía tây, phát triển nuôi cá tra thâm canh; nuôi cá bè tập trung trên sông Tiền thuộc TP Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Cai Lậy.

Tiền Giang tập trung vào ba chương trình trọng điểm, mang tính chiến lược hướng tới sản xuất bền vững. Ðó là, sản xuất lúa gạo vẫn là lợi thế hàng đầu của tỉnh. Năm 2008, diện tích lúa giảm 2.824 ha so với năm 2006, nhưng sản lượng tăng hơn 106 nghìn tấn, đạt hơn 1,2 triệu tấn/năm. Sản lượng lúa hàng hóa của tỉnh bình quân hằng năm đạt gần 500 nghìn tấn, xuất khẩu từ 200 đến 250 nghìn tấn gạo/năm.

Thế mạnh thứ hai là cây ăn quả. Tiền Giang quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trên cơ sở quy hoạch kiểm soát lũ để định hình ba vùng chuyên canh (vùng đất nhiễm phèn, vùng mặn, lợ và vùng nước ngọt) nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, từng bước sản xuất theo đơn đặt hàng của thị trường. Hiện nay, tỉnh lập dự án tập trung đầu tư phát triển bảy loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao là: Xoài, bưởi, sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, thanh long,... ổn định quy mô vườn theo hướng phát triển bền vững, phấn đấu đến năm 2010 là 90 nghìn ha, đạt sản lượng hơn 900 nghìn tấn. Ðến năm 2020 là 100 nghìn ha, đạt sản lượng hơn một triệu tấn. Thủy sản cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với sự hoạt động có hiệu quả của công tác khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Công tác phổ biến kiến thức cho người nuôi, trồng thủy sản về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh và những quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản ngày càng được nâng lên. Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2008 là 75.789 tấn. Tổng số tàu, thuyền là 1.656 chiếc. Số lượng phương tiện tăng ít, nhưng công suất tàu, thuyền tăng nhanh, ngư dân ngày càng đầu tư, đổi mới, phương tiện, nâng cao công suất, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để khai thác xa bờ.

Những giải pháp mới


Đóng gói bưởi Long Cổ Cò tại HTX Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim.

Ðánh giá vai trò của sản xuất nông nghiệp trong cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp ở Tiền Giang thời gian qua cho thấy, ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng với tốc độ khá và chiếm tỷ trọng 19,2% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm. Tuy nhiên, sự gắn kết này so với tiềm năng đất đai nông nghiệp thật sự chưa tương xứng. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.216 cơ sở xay xát, giải quyết việc làm cho gần năm nghìn lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Hầu hết các cơ sở xay xát đều thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xay xát và đánh bóng gạo cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tổng công suất các nhà máy lên đến gần bốn triệu tấn/năm; trong khi lượng gạo xay xát, đánh bóng hằng năm 2,59 triệu tấn. Nhu cầu xay xát lương thực tại chỗ hằng năm khoảng 800 đến 900 nghìn tấn, phần còn lại là từ các tỉnh lân cận. Nguồn nguyên liệu lúa gạo của Tiền Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung mặc dù có số lượng lớn, nhưng chất lượng không đồng đều, chủng loại không đồng nhất, làm cho chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, giá thành sản xuất cao,... Ðối với chế biến trái cây, Tiền Giang hiện chỉ có một cơ sở chế biến là Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang, có công suất chế biến hằng năm khoảng 100 nghìn tấn trái cây tươi với các hình thức chế biến xuất khẩu là trái cây đông lạnh, trái cây đóng hộp, trái cây ép nước cô đặc, nhưng chủ yếu là chế biến dứa. Các loại trái cây khác đều do thương nhân, các hợp tác xã tiêu thụ dưới dạng tươi trên thị trường. Công nghệ sơ chế, đóng gói, bảo quản còn lạc hậu. Ðây là một trở ngại lớn đối với ngành hàng trái cây của tỉnh. Trong khi đó, chế biến thủy sản lại phát triển rất nhanh, đặc biệt là chế biến thủy sản xuất khẩu có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài 12 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất khoảng 100 nghìn tấn/năm, số cơ sở chế biến còn lại có quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sơ chế biến thủy hải sản và đông lạnh. Nhưng giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Tiền Giang vẫn bộc lộ những bất cập. Trước hết là thiếu sự liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa.

Ðể khắc phục những hạn chế trong sự gắn kết giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, tạo vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến, tỉnh Tiền Giang đã đề ra các giải pháp mới: Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, các vùng có giao thông (thủy, bộ) và các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác, HTX phát triển. Một mặt, đầu tư mạnh hơn trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến công, đặc biệt cần xác định một cách hợp lý các loại cây trồng cho thật phù hợp điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu và địa hình của từng vùng để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai sẵn có. Mặt khác, tập trung cải tạo giống và kỹ thuật trồng cây công nghiệp cho năng suất cao, chất lượng tốt. Ðồng thời, các doanh nghiệp chế biến chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, quản lý sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Ðấy là cách làm hiệu quả để gắn kết các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp chủ lực với các nhà máy chế biến nông sản ở Tiền Giang.

(Theo TẤN VŨ // Báo Nhân dân điện tử)

  • TP HCM: 26 dự án được hỗ trợ lãi suất
  • Hà Nội muốn dời 422 cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành
  • Tạo thương hiệu
  • Ưu tiên bố trí các nguồn vốn cho Hậu Giang
  • Nam Định hạ thủy tàu chở hàng trọng tải 12.500 tấn
  • TPHCM: Xây dựng vỉa hè xanh ở 4 quận trung tâm
  • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc: “An Giang cần khai thác triệt để thế mạnh về nông nghiệp và kinh tế biên giới...”
  • Tiền Giang mở rộng cơ sở chế biến gạo cao cấp xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi