Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP HCM: Doanh nghiệp cam kết bình ổn giá

Trái cây tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức tăng giá rất ít
Được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều DN thuộc Chương trình bình ổn giá tại TP HCM cam kết bình ổn giá, giữ đúng chất lượng và khối lượng hàng hóa. 

Trao đổi với DĐDN, bà Phạm Thị Huân - Giám đốc Cty TNHH Ba Huân (DN hàng đầu phía Nam về kinh doanh trứng gà, vịt) cam kết giữ vững giá bán các loại trứng gia cầm từ nay đến Tết Nguyên đán.

DN cam kết bình ổn giá

Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để kiểm soát lạm phát, trong bối cảnh giá vàng và USD có nhiều biến động kéo theo giá cả hàng hoá tăng, sáng 9/11, lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp đã họp bàn biện pháp bình ổn giá. Theo đó, tám mặt hàng trong diện bình ổn được các doanh nghiệp cam kết bán hàng đúng nguyên giá đã đăng ký đến 31/3/2011 và đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng chất lượng tốt.

Một DN không muốn nêu tên nhận xét, lý do khiến các DN sản xuất phải tăng giá bán là bởi giá đầu vào, giá nhân công tăng... Tuy nhiên, nếu tăng giá cao quá thì người tiêu dùng sẽ thực hiện phương thức thắt lưng buộc bụng, giảm tiêu dùng. Do vậy, DN khi tăng giá phải tính toán phù hợp, càng tăng giá ít càng tốt. DN này cũng công nhận là đã có nhiều trường hợp nhà sản xuất giảm chất lượng hoặc giảm khối lượng hàng hóa xuống để giữ nguyên giá bán.

Còn theo bà Phạm Thị Huân thì để bình ổn giá, DN cũng rất vất vả cân đong, bởi không thể ép giá người nông dân khi mọi chi phí đầu vào tăng, người nuôi phải tăng giá bán. Do vậy, DN phải tính toán giảm tối đa giá thành, và mua trứng sao cho nông dân có lãi. Giữ giá, giữ chất lượng và khối lượng cũng là cách khẳng định thương hiệu của DN, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bà Thanh Hà - Phó giám đốc Cty quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thì cho biết, ban quản lý chợ đang theo dõi sát giá mua, bán của tiểu thương để bảo đảm tiểu thương có lãi hợp lý.

Nhà nước tích cực hỗ trợ DN

Riêng tại TP HCM, từ năm 2002, TP đã thực hiện chính sách bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu quanh năm, với 8 nhóm hàng gồm: gạo - nếp, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt và trứng gia cầm, thực phẩm chế biến và rau củ. Năm 2010 TP HCM đưa thêm nhóm hàng quần áo và học cụ vào bình ổn giá, mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá rộng khắp các chợ.

Vốn hỗ trợ của TP HCM bình ổn giá đã thiết thực giúp DN. Ông Phạm Văn Minh - Giám đốc Cty TNHH Phú An Sinh chuyên kinh doanh thịt gia cầm cho biết, nhờ vay hơn 29 tỷ đồng từ chương trình bình ổn năm 2010 với lãi suất 0% đã giúp Cty đầu tư chuyên sâu, khép kín mô hình chăn nuôi hiện đại. Đầu năm 2010 vừa qua, Cty đưa vào hoạt động nhà máy chế biến với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Phạm Thị Huân cũng cho biết nhờ vốn vay của TP, Cty đã thử nghiệm thành công và nhân rộng mô hình nuôi vịt siêu trứng an toàn sinh học, liên kết phát triển con giống, kéo ngắn thời gian vịt đẻ trứng chỉ trong 30 ngày thay vì 60 hoặc 70 ngày, đầu tư vào các dự án để thực hiện các trang trại chăn nuôi liên kết số lượng lên đến hàng trăm ngàn con.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng cho rằng, để bình ổn giá hàng hóa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và DN sản xuất, bằng sự hỗ trợ cụ thể, hệ thống phân phối rộng khắp.

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hà Giang chú trọng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
  • Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng vượt 24%
  • TPHCM: 2.500 tỉ đồng xây đường song hành Hà Huy Giáp
  • Hà Nội: Xây cầu mới bắc qua sông Hồng
  • Đánh thức tiềm năng
  • IFAD tài trợ Đăk Nông phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc
  • Hà Nội chi thêm tiền để bình ổn giá
  • Sẽ xây cầu đường sắt mới vượt sông Hồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi