Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.Cần Thơ kiến nghị ngưng xuất khẩu cát

Ngày 7/9, tại TP. Cần Thơ, trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ tài nguyên và Môi trường và Bộ xây dựng về tình hình khai thác và xuất khẩu cát trên địa bàn TP Cần Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kiến nghị Chính Phủ xem xét cho ngưng xuất khẩu cát.

Lý do để Thành phố đưa ra đề nghị trên là do trữ lượng cát của Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL có hạn (lại là cát sông- cát nước ngọt quí hiếm), trong khi nhu cầu xây dựng san lấp mặt bằng trong thời gian tới là rất lớn, nếu tiếp tục xuất khẩu, nguồn tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt không còn đủ để cung ứng cho công tác xây dựng trong tương lai. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đặc biệt quan tâm các vấn đề mà báo chí đã nêu liên quan đến các sai phạm cố tình của doanh nghiệp như lợi dụng sơ hở của thông tư để xin gia tăng sản lượng khai thác lên gấp hàng chục lần, ký lùi thời gian cấp phép, mua bán pháp nhân, gia hạn kéo dài thời gian hoạt động…

Báo cáo với đoàn kiểm tra cho thấy, Cần Thơ hiện có 10 mỏ cát, trữ lượng khoảng 25,3 triệu m3. Thành phố đã cấp phép hoạt động cho 71 đơn vị hoạt động khai thác và xuất khẩu cát. Trong 2 năm 2007-2008, tình hình khai thác cát diễn ra bình thường, thế nhưng từ tháng 4 tháng 5 năm 2009, phương tiện khai thác cát lậu gia tăng gấp nhiều lần, hoạt động khai thác rầm rộ cả ngày lẫn đêm vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan đơn vị chức năng. Từ năm 2007 đến nay, TP.Cần Thơ đã khai thác xuất khẩu khoảng 17 triệu m3 cát sông ( riêng 7 tháng của năm nay xuất 8,2 triệu m3 tăng gấp nhiều lần so cả năm 2008) và tái xuất khoảng 9 triệu m3; tổng số tiền thuế xuất khẩu cát đã thu lên đến 68, 9 tỷ đồng. Như vậy, TP.Cần Thơ đã khai thác quá nửa trữ lượng cát của 10 mỏ cát trên địa bàn. Từ ngày 8/7, TP.Cần Thơ cũng đã tạm ngưng việc cấp phép mới và gia hạn giấy phép hết hạn hoạt động cho các doanh nghiệp khai thác cát. Từ giữa tháng 8, cơ quan chức năng đã trả hồ sơ của 15 đơn vị xin gia hạn và 3 giấy phép chuyển quyền khai thác khoáng sản.

(Vinanet)

  • TPHCM: Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng
  • Lai Vu: Phần lớn vẫn hoang vu
  • Hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Hải Dương tháng 8 năm 2009
  • Quảng Trị: Trồng 5.180 ha rừng mới ở Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa
  • TP. HCM thu thuế chuyển nhượng bất động sản
  • TP. Vũng Tàu: Hàng loạt các dự án lớn đang ngưng trệ
  • Tổng quan thị trường giá cả và tiêu dùng tỉnh Hải Dương tháng 8/2009
  • Thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi