Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Cứ mưa là ngập

Những ngày qua, nhiều trận mưa lớn nhỏ gây ngập không ít khu vực trên địa bàn TPHCM, khiến đường sá tắc nghẽn do hàng loạt xe chết máy. Hầu hết 24 quận, huyện ở TP đều có điểm ngập. Triều cường gặp mưa lớn còn biến nhiều nơi… thành sông. TP đang triển khai nhiều giải pháp chống ngập nhưng kết quả chưa rõ trong khi điểm ngập mới lại xuất hiện.

Bơm thoát nước tại khu vực cầu Đúc Nhỏ, quận Thủ Đức, TPHCM.

Gần nhất, cơn mưa to và kéo dài vào buổi trưa và chiều tối 23-8 đã gây ngập nặng khu vực Bàu Cát, ngã tư Bảy Hiền quận Tân Bình và nhiều tuyến đường: An Dương Vương (quận 6 và Bình Tân), Châu Văn Liêm (quận 5), Nguyễn Hữu Cầu (quận 1)…

Anh Lưu Công Tưởng, nhân viên kinh doanh Công ty Hoa Điền (quận 11), cho biết: “Tôi không hiểu các đơn vị thi công kiểu gì, càng chống càng ngập. Người ta bảo nhiều tuyến đường ở khu vực quận 5, 6 đã làm xong cống thoát nước nhưng khi mưa nước vẫn không rút. Điển hình như đường Châu Văn Liêm chỉ khoảng 200m, bây giờ cứ mưa là ngập, dù đã xong cống thoát nước từ lâu…”. Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (TTCNN), mùa mưa năm 2009 có 50 cơn mưa gây ngập lụt, và với những diễn biến bất thường của thời tiết, trong mùa mưa 2010, TPHCM sẽ hứng chịu nhiều cơn mưa lớn, gây ngập nặng hơn. Trong khi đó, đến nay vẫn còn gần 50 điểm ngập nặng chưa có phương án xử lý. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng hơn là việc lấn chiếm và san lấp tùy tiện những kênh rạch thoát nước tự nhiên của TP. Bên cạnh đó, những dự án thuộc dạng “chống ngập cục bộ” của TPHCM đã làm xong nhưng chưa kết nối đồng bộ, cũng dẫn đến ngập như dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Thị Nhỏ - Lê Quang Sung, Ba Tháng Hai - Phạm Đình Hổ (địa bàn các quận 5, 6, 11); dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Âu Cơ - Minh Phụng (quận 11); dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Hùng Vương - Hoàng Lệ Kha (quận 6, 11)…

Năm qua, dù rất nhiều dự án thoát nước (cống kiểm soát triều ở cầu Bông và cụm kiểm soát triều Bình Lợi, quận Bình Thạnh; cải tạo mương Nhật Bản, quận Tân Bình- Phú Nhuận, cải tạo rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh; hồ điều tiết chống ngập ở quận Bình Tân…) được thực hiện, nhưng việc thoát nước vẫn chưa đem lại hiệu quả. Theo Phó giám đốc TTCNN Nguyễn Ngọc Công, hiện có khoảng 200 vị trí thuộc các dự án thoát nước (của nhiều chủ đầu tư khác nhau) được xây dựng dàn trải trên nhiều tuyến đường ở TPHCM, đang tác động xấu đến hệ thống… tiêu thoát nước, trong khi hệ thống cống hiện hữu của thành phố hiện đã quá tải.

Theo quy hoạch chống ngập đến năm 2010 ở TPHCM, cần phát triển, cải tạo 7.500km đường cống thoát nước nhưng hiện tại chỉ mới làm được 1.500km đường cống thoát nước.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Công, trước mắt, TP cần tập trung giải quyết từng bước tình trạng ngập lụt trên địa bàn. Trong đó hoàn chỉnh bản đồ số hóa hệ thống thoát nước trên toàn TP để làm cơ sở cho việc phân cấp quản lý hệ thống thoát nước; tăng cường và phối hợp kiểm tra, xử lý các vị trí thi công xâm hại đến hệ thống thoát nước.

Tập trung nạo vét các tuyến cống, cửa xả, kênh rạch ở những điểm thường xuyên ngập nặng. TTCNN tập trung thi công dứt điểm các dự án thoát nước, phục vụ chống ngập ở khu vực kênh Hàng Bàng; dự án xây dựng cống kiểm soát triều trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đê bao và cống kiểm soát triều.

(Theo Quốc Hùng // SGGP Online)

  • Hải Phòng: Hợp long cầu Khuể
  • Lâm Đồng: phát triển vùng tre nguyên liệu khoảng 1.000ha
  • 3 tuyến metro tại TPHCM Hỗ trợ 3 trục giao thông lớn
  • TP Hồ chí minh – Những công trình trọng điểm Đại lộ Đông Tây - Con đường “tơ lụa”
  • Lá phổi xanh phía Đông Bắc thành phố
  • Đồng Nai dành 60.000 héc ta đất cho nông nghiệp công nghệ cao
  • Lập quy hoạch chi tiết Khu xử lý chất thải Sóc Sơn
  • Chương Mỹ khát vốn đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi