Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM đẩy mạnh mô hình hợp tác xã thương mại

TPHCM đang có chủ trương phát triển mạng lưới hợp tác xã thương mại ở cá xã ngoại thành để đưa hàng bình ổn đến tay người tiêu dùng ổn định hơn - Ảnh: Lê Toàn

TPHCM đang đẩy mạnh việc phát triển các mô hình hợp tác xã thương mại ở các xã, phường để làm cầu nối phân phối hàng hóa với giá bình ổn đến tay người tiêu dùng vùng nông thôn một cách ổn định, theo Sở Công Thương cho biết.

Mục tiêu của chương trình này là đến năm 2017, sẽ có 100% số xã ngoại thành các quận huyện đều có ít nhất một hợp tác xã thương mại làm cầu nối phân phối hàng bình ổn giá của các doanh nghiệp sản xuất lớn đến tay người tiêu dùng.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Trần Kim Hiếu, Trưởng Phòng Kinh tế tập thể thuộc Sở Công Thương thành phố cho biết, hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn các hợp tác xã thương mại, nhưng đa số đều hoạt động yếu ớt, ít vốn.

Theo yêu cầu của Thành ủy thành phố, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ cố gắng phát triển 25 xã có hợp tác xã thương mại là đơn vị trung gian cung ứng hàng hóa tại từng địa phương một cách lâu dài, ổn định. Đến 2017 sẽ có 100% số xã ngoại thành (khoảng 52 xã) có hợp tác xã thương mại.

“Qua triển khai thời gian gần đây, đến nay thành phố đã có một số xã đạt mô hình nông thôn mới có hợp tác xã thương mại phân phối hành hóa giá bình ổn gồm: xã Tân Thông Hội, Thái Mỹ ở huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ và xã Tân Nhựt ở huyện Bình Chánh”, ông Hiếu cho hay.

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Công Thương hôm đầu tuần này, ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng, thành phố vẫn theo đuổi chương trình bình ổn giá theo hướng tiếp tục tăng cường nguồn hàng tại từng địa phương một cách lâu dài, ổn định.

Đến nay, thành phố đã xây dựng được hơn 2.000 điểm bán hàng bình ổn giá, sử dụng lực lượng bán hàng lưu động đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, về mặt lâu dài, có lẽ thành phố phải xây dựng được các điểm bán hàng bình ổn giá cho các đối tượng có thu nhập thấp, công nhân, hộ nghèo …bằng cách phối hợp với liên hiệp hợp tác xã để tổ chức lại các hợp tác xã thương mại ở từng xã, phường nhằm phủ khắp mạng lưới phân phối.

Theo ông Nhung, lâu nay thành phố chỉ quản lý giá ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo giá được các đơn vị đăng ký, nhưng vấn đề là họ bán với giá như thế nào mới là quan trọng.

Theo ông Vòng A Lộc, Trưởng phòng Kế hoạch, Sở Công Thương thành phố, cái lợi nhất của mạng lưới hợp tác xã thương mại ở từng khu cực dân cư chính là đưa hàng hóa của các doanh nghiệp lớn đến tay người lao động đúng giá, chất lượng. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ quản lý được người bán, các hợp tác xã sẽ không thể tự ý nâng giá bán như các chợ được.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Gia Lai: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm hơn 12,8%
  • Hà Nội sẽ hình thành trung tâm tài chính - ngân hàng lớn
  • Hà Nội: Nâng diện tích trồng rau an toàn lên hơn 3.200 ha
  • Hà Nội kiểm tra việc mua bán điện
  • Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản ở Kế Sách
  • Ðồng Nai chủ động đối phó hạn hán
  • Phú Yên: Phá sản nhiều dự án tỷ đô
  • Bình Phước thực hiện đề án khu liên hợp công nghiệp 10.000 ha Đồng Phú
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi