![]() |
Nhiều tuyến kênh rạch nội thành TPHCM đang bị lấn chiếm, làm nghẽn dòng gây khó khăn trong tiêu thoát nước mỗi khi có mưa, triều cường - Ảnh: Văn Nam |
Theo Hội Thủy lợi TPHCM, mặc dù quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố được Chính phủ phê duyệt năm 2008, nhưng đến nay vẫn trong giai đoạn lập dự án đầu tư, nếu triển khai nhanh thì đến năm 2020 mới cơ bản hoàn thành, khi đó thành phố mới cơ bản hết ngập.
Trao đổi với PV sáng 2-11, Chủ tịch Hội Khoa học Thủy lợi TPHCM Nguyễn Ân Niên cho biết, dự kiến tổng mức đầu tư trong quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 là khoảng 11.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động như giá cả nguyên vật liệu, đến nay tổng vốn của quy hoạch này có thể lên đến khoảng 20 ngàn tỉ đồng mới đủ để xây 12 cống ngăn triều và toàn bộ tuyến đê bao để chống ngập cho toàn thành phố. Theo ông Niên, quy hoạch này đang vẫn trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư. Tổng số vốn ban đầu của quy hoạch khoảng 11.500 tỉ đồng. Ông Niên cho biết nhanh nhất thì phải đến năm 2020 dự án xây dựng 12 cống ngăn triều và tuyến đê bao mới có thể xong, khi đó thành phố mới có thể giải quyết căn cơ được tình trạng ngập úng do triều, mưa. Theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, sẽ xây dựng tổng cộng 12 cống ngăn triều lớn chạy dọc bờ hữu sông Sài Gòn – Nhà Bè gồm Phú Xuân, Mương Chuối, Sông Kinh, Kinh Lộ, Thủ Bộ, kênh Hàng, Rạch Tra, Vàm Thuật, Bến Nghé, Tân Thuận, Bến Lức và kênh Xáng Lớn. Ngoài ra, còn xây các cống nhỏ tại các rạch khác, xây dựng tuyến đê bao nối các cống, nạo vét các kênh trục tiêu thoát nước trung tâm thành phố về phía Nam thành phố. Toàn bộ diện tích vùng ảnh hưởng của quy hoạch khoảng 968.500 héc ta. Theo một số nhà khoa học ngành thủy lợi, mặc dù thành phố có đến cả 1.000 km chiều dài kênh rạch chằng chịt giúp tiêu thoát nước cho khu vực nội thành thuận lợi mỗi khi có mưa, triều cường, nhưng đến nay rất nhiều kênh rạch đã bị san lấp, lấn chiếm làm tắt nghẽn dòng chảy. Thạc sĩ Phạm Thế Vinh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước thuộc Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, nếu kênh Tàu Hủ - Bến Nghé trước đây rộng đến 50 mét, nay chỉ còn phân nửa, điều này ảnh hưởng bất lợi đến tiêu thoát nước. Ông Vinh cho biết có rất nhiều tuyến kênh rạch khu vực nội thành nay đã không còn nữa, hoặc như khu vực tứ giác Xa lộ Hà Nội, tuyến đường Lương Định Của, Trần Não, Nguyễn Thị Định (quận 2) đã bị san lấp đến 30 héc ta kênh rạch để xây khu dân cư.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com