Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vĩnh Phúc phấn đấu năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp

Với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp lên tới gần 40%/năm, Vĩnh Phúc phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 4/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ III và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh – phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tới dự và phát biểu chỉ đạo.

350 đại biểu đại diện cho hàng trăm tập thể, hàng ngàn cá nhân điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực đã về dự ĐH. Đây là những bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa “Người tốt, việc tốt” của Vĩnh Phúc trong 5 năm thi đua yêu nước vừa qua.

Trong giai đoạn 2006-2010, Vĩnh Phúc đã có những bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước thực hiện 17,4%, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, thu ngân sách đạt 10.200 tỷ đồng, năm 2010 dự kiến đạt trên 12.000 tỷ đồng.

Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước và đứng thứ 3 các tỉnh phía Bắc.

Đặc biệt, với chính sách đầu tư ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, Vĩnh Phúc đã quy hoạch 20 khu công nghiệp, thu hút hàng nghìn dự án đầu tư từ nhiều nơi trên thế giới và trong nước, với trên 2.000 doanh nghiệp hạch toán độc lập và hàng trăm chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp lên tới gần 40%/năm đã giúp cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh Hiện, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và du lịch chiếm 86%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 14% trong cơ cấu kinh tế.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng biểu dương, trong 5 năm qua Vĩnh Phúc đã khơi dậy phong trào thi đua với nhiều hoạt động có sức lan tỏa lớn và có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất đáng tự hào.

Phó Thủ tướng lưu ý, mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc gấp rưỡi thu nhập bình quân cả nước, song đời sống vật chất tinh thần của nông dân ở nông thôn nói chung vẫn còn khó khăn.

Do đó, nhiệm vụ của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới là vừa phát triển, vừa giải quyết chênh lệch giàu nghèo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phấn đấu 5 năm tới, đời sống của người dân được nâng cao hơn nữa.

“Nếu hết nhiệm kỳ này 70% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới thì tỉnh sẽ cơ bản đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới”, Phó Thủ tướng nói.

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị, tỉnh phải coi phát triển công nghiệp là nền tảng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nhất là khai thác tiềm năng du lịch, luôn quán triệt phát triển toàn diện gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Vĩnh Phúc cần phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Phó Thủ tướng tin tưởng với truyền thống cần cù, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thách thức Vĩnh Phúc sẽ đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong 5 năm tới, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững
  • Phú Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • Những sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh đang ở đâu?
  • Cần 2.310 tỷ đồng nâng cấp đê biển, cửa sông ĐBSCL
  • Thu hút đầu tư vào ĐBSCL: Cần có “nhạc trưởng”
  • Thanh niên tình nguyện ra quân làm sạch Thủ đô
  • Hà Nội kiến nghị mọi người thuê trọ đều được mua điện trực tiếp
  • TP Hồ Chí Minh triệt để tiết kiệm điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi