Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Yêu cầu Hà Nội "chốt" danh sách trường học, bệnh viện phải di dời

picture
Các cơ sở ý tế, bệnh viện trong nội thành đang bị quá tải nghiêm trọng, hoạt động với 200% công suất.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu thành phố Hà Nội trong tháng 10 tới phải hoàn thành danh mục các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo cần di dời ra ngoại thành.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thành công việc trên và dự kiến nơi đến để báo cáo Thủ tướng trong tháng 10 tới.

Trước đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan rà soát, lên danh sách các cơ sở y tế và giáo dục tại 4 quận nội thành Hà Nội thuộc diện di dời, cải tạo, chuyển đổi chức năng.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thống nhất danh sách các cơ sở y tế và giáo dục tại 4 quận nội thành Hà Nội thuộc diện di dời, cải tạo, chuyển đổi chức năng, đề xuất cơ chế chính sách cụ thể phù hợp để thực hiện.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội là khu vực tập trung phần lớn các bệnh viện tuyến Trung ương khu vực phía Bắc. Hệ thống này đang bị quá tải trầm trọng, nhiều cơ sở công suất hoạt động vượt trên 200%.

Trong phạm vi 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình) hiện có 16 cơ sở y tế, trong đó 12 cơ sở cấp trung ương, 4 cơ sở của bộ, ngành. Một số cơ sở có mức độ lây nhiễm cao, nằm trong khu dân cư đông đúc; một số khác diện tích lại quá nhỏ theo cấp phục vụ hoặc nằm trong khu hạn chế phát triển, góp phần gây quá tải về hạ tầng, lượng chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý.

Đối với cơ sở hạ tầng giáo dục, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1/3 số trường đại học, cao đẳng và tới 40% tổng số sinh viên toàn quốc theo học. Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở.

Hệ thống các trường học nói trên cũng đang gây áp lực quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/cơ sở trường rất thấp so với tiêu chuẩn quốc gia.

Với thực tế trên, việc di dời các cơ sở y tế khám chữa bệnh, các cơ sở giáo dục đào tạo ra ngoài trung tâm thành phố Hà Nội là rất cần thiết, nhằm giảm mật độ dân số trong trung tâm thành phố, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân trong đô thị.

Đồng thời, việc di dời sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục được quy hoạch, đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, cũng như nhu cầu về giáo dục của người dân.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi