Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tài chính: Giá điện sẽ không tăng cao hơn 15,28%

(Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Trước thông tin giá bán điện  năm 2012 sẽ điều chỉnh tăng 4,6%, Bộ Tài chính chiều tối ngày 25/11 đã có Công văn số 16098/BTC-VP nói rõ về vấn đề này.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, thông tin này là không chính xác. Theo cơ quan này, việc tính toán giá thành và giá điện năm 2012 được căn cứ trên cơ sở một số thông số đầu vào cơ bản như: Giá than mới, giá dầu FO (Ma dút) và DO (diezen), giá khí...

Mặt khác, để cân bằng tài chính một phần cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giảm dần khoản chi phí còn "treo lại" chưa tính hết vào giá bán điện từ năm 2010 thì cần phải phân bổ một phần các chi phí vào giá thành điện năm 2012 như: Phân bổ số lỗ sản xuất kinh doanh điện năm 2010 do phát điện giá cao; phân bổ chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2010; phân bổ chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn từ 2010 trở về trước...

"Với các nguyên tắc tính toán như trên thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện 2012 dự kiến sẽ tăng ở mức trên 10%. Về mức tăng giá bán điện cụ thể và thời điểm thực hiện sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng không cao hơn mức tăng 15,28% của lần điều chỉnh giá trước," Bộ Tài chính cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng công bố về kết quả kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong 3 năm 2008 đến hết 2010 và 6 tháng của năm 2011.

Cụ thể, trong các năm từ 2008 đến 2010, Petrolimex đều làm ăn có lãi; trong đó năm 2008 lãi 1.018 tỷ đồng, năm 2009 lãi 3.217 tỷ đồng và năm 2010 lãi 81 tỷ đồng (riêng năm này mặc dù kinh doanh từ xăng dầu bị lỗ 172 tỷ đồng, nhưng lãi từ các hoạt động khác lại được 486 tỷ đồng).

Theo báo cáo quyết toán 6 tháng năm 2011 của Petrolimex (gồm văn phòng Tổng công ty và 42 công ty công ty thành viên) kinh doanh xăng dầu lỗ 1.840 tỷ đồng, trong đó có hơn 516 tỷ đồng là do Petrolimex đã chi phí thù lao cho đại lý và tổng đại lý quá cao.

"Sau khi rà soát bước đầu về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, Bộ Tài chính xét thấy nếu không có những nguyên nhân chủ quan như việc Tổng công ty chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định và nguyên nhân khách quan là tỷ giá ngoại tệ tăng thì kinh doanh xăng dầu không lỗ lớn như vậy," Bộ tài chính khẳng định.

Nguồn xăng dầu Petrolimex cung ứng cho thị trường nội địa từ đầu năm đến 15/9/2011 chủ yếu là nhập khẩu, chiếm 75,81% tổng khối lượng nhập khẩu và mua trong nước.

Tổng lượng ngoại tệ nhập xăng dầu của doanh nghiệp này phải vay (và có một phần mua) của ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp xăng dầu nước ngoài từ đầu năm đến 15/9/2011 là 3.979 triệu USD, trong đó 6 tháng đầu năm là 2.974 triệu USD.

Với số ngoại tệ lớn như trên, nên sự biến động của tỷ giá ngoại tệ đã phát sinh chênh lệch tỷ giá ở nhiều thời điểm khác nhau (thời điểm vay, trả nợ và thanh toán cho nhà cung cấp), đặc biệt là đợt điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước vào ngày 11/2/2011 với biên độ lớn (tăng 9,3%), tính ra bình quân trong 6 tháng đầu năm 2011 một USD nhập khẩu xăng dầu, lỗ chênh lệch tỷ giá bình quân là 485 VNĐ/USD. Vì vậy, trong 6 tháng đã làm phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá (sau khi đã bù trừ lãi chênh lệch tỷ giá) của Petrolimex là 1.425 tỷ đồng, chiếm 77,5% tổng số lỗ kinh doanh xăng dầu (tổng lỗ kinh doanh xăng dầu là: 1.840 tỷ đồng).

Tuy nhiên, ngoài nguyên khách quan như trên, theo Bộ Tài chính, không thể không nói tới nguyên nhân chủ quan là việc Petrolimex chi trả thù lao cho đại lý, tổng đại lý vượt chi phí kinh doanh định mức theo quy định (600 đồng/lít với xăng, diezen, dầu hỏa; 400 đồng/kg với madut), với tổng số tiền là trên 516 tỷ đồng.
 
Xuân Dũng (Vietnam+)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi