Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại biểu Quốc hội phê phán điều hành thị trường vàng của NHNN

Ông Hùynh Ngọc Ánh, đại biểu Quốc hội TPHCM  đặt nhiều câu hỏi về cơ chế điều hành thị trường vàng của NHNN. Ảnh:TL

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) đã dành hầu hết phần phát biểu tại thảo luận tổ về tình hình kinh tế-xã hội sáng 22-5 để phản ứng về cách điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

“Báo cáo của Chính phủ cho rằng việc điều hành thị trường vàng theo cơ chế mới ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) nhận định điều hành thị trường vàng như thế còn dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ bảo cơ chế mới tốt. Vậy cơ chế mới là cơ chế gì?”, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, hiện là Phó chánh án tòa án nhân dân TPHCM, đặt câu hỏi như thế.

Ông trả lời rằng phản ứng của xã hội cho thấy đó là cơ chế độc quyền. Ngay cả vấn đề ổn định tỷ giá do tình hình kinh tế đất nước ổn định chứ không phải nhờ cơ chế vàng ổn định.

“Cơ chế điều hành vàng mới đã tạo ra chênh lệch”, ông nói. Và ông phân tích rằng khi giải trình trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm ngoái, Thống đốc NHNN có hứa sẽ kéo giá vàng trong nước và giá vàng thế giới gần lại. Sau phiên giải trình đó 6 tháng, đến nay kết quả đạt được so với thiệt hại nhân dân phải gánh chịu, cái nào lớn hơn?.

“Người dân chịu thiệt nhiều hơn”, ông Ánh khẳng định.

Về vấn đề xuất nhập vàng, đại biểu này cho rằng đã tạm xuất tái nhập trên 10 tấn vàng dẫn đến chuyện phải tìm hiểu xem “doanh nghiệp nào được cấp quota tạm xuất tái nhập?”. Vì đây là tạm xuất tái nhập khối lượng vàng phi SJC. Ông Ánh băn khoăn về việc lấy đâu ra trong thời gian ngắn huy động được hơn 10 tấn vàng để tạm xuất kiểm định rồi nhập về. Ông đặt câu hỏi về chi phí tạm xuất tái nhập hơn 1 triệu đồng/lượng, chưa kể đến chi phí dập, đóng gói tạo ra chênh lệch ai được hưởng?

Song quan trọng nhất, theo ông Ánh: “Thống đốc và Chính phủ không thực hiện được nghị quyết của Quốc hội về việc kéo giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu hẹp khoảng cách”.

Ông cho rằng từ lúc Thống đốc giải trình đến nay, qua gần 20 phiên đấu thầu, giá vàng chênh lệch chỉ 3 triệu đồng  nay khoảng cách là gần 6 triệu đồng/lượng.

“NHNN ấn định giá vàng để đấu thầu thì có thị trường vàng không? Hay NHNN thống lĩnh thị trường vàng”. Ông yêu cầu phải tìm được câu trả lời: Ai là người hưởng lợi?

Tính đến phiên đấu thầu thứ 20 của NHNN diễn ra sáng 22-5, NHNN đã bán ra tổng cộng 502.400 lượng vàng các loại, xấp xỉ gần 19,3 tấn, chủ yếu là giúp các ngân hàng thương mại huy động vàng tất toán tài khoản, đóng trạng thái ở thời điểm trước 30-6 theo quy định của NHNN.

Những phiên đấu thầu mới đây, các ngân hàng hầu như đã tất toán xong dư nợ huy động vàng nên nhu cầu mua vàng đấu thầu giảm xuống. Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng trong nước và giá thế giới tính đến phiên đấu thầu sáng nay vẫn ở mức 5 - 6 triệu đồng/lượng.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu
  • Chỉ báo tình trạng suy giảm kinh tế đang rõ nét hơn
  • Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?
  • Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Khó đoán kết quả!
  • Tiền đâu mà tăng... CPI?
  • “Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?
  • Tỷ lệ thất nghiệp: “Thêm một số 0 vẫn đúng”
  • Tái cơ cấu kinh tế đang “vướng” ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi