Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dư nợ bất động sản: 50% hay 5%?

Dư nợ bất động sản: 50% hay 5%?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, các báo cáo thống kê đều không có con số tồn kho bất động sản - Ảnh: LN.

“Hiện nay tôi nắm được dư nợ ngân hàng là 2 triệu tỷ, trong đó vào bất động sản khoảng 1 triệu tỷ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/10.

Tại đây, cả con số thực và giải pháp cho vấn đề tồn kho, trong đó có tồn kho bất động sản đã được đặt ra với không ít quan ngại.

Chủ tịch Quốc hội không giấu sự sốt ruột khi nhận định nơi “chôn tiền lớn nhất là bất động sản” nhưng chưa được Chính phủ nhìn nhận, phân tích kỹ, cùng với phương án để giải quyết nợ xấu ở lĩnh vực này.

“Bao nhiêu sắt thép xi măng chôn đấy, chưa kể đã tồn kho còn nhập về cất tiếp”, Chủ tịch nói.

Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị thêm báo cáo về tồn kho bất động sản và mời Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến có ý kiến về nội dung được Chủ tịch Quốc hội đề cập.

Cho vay bất động sản, xây dựng chỉ chiếm 5% tổng dư nợ, ông Tiến cho biết, và thêm một lần khẳng định con số này khi Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi lại.

“Vậy nợ xấu ngân hàng rơi vào khu vực nào?”, Phó chủ tịch Kim Ngân hỏi tiếp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu “đỡ lời” rằng, thời ông còn làm Thống đốc thì dư nợ bất động sản cao nhất là 11%, “hiện nay khoảng 5% là chính xác”.

Tuy nhiên, ông Giàu cũng giải thích thêm đây là con số hạch toán không tính tài sản thế chấp bằng bất động sản, còn nếu tính cả thế chấp thì lớn hơn.

Phó thống đốc Tiến cũng cho hay, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì trong các phần nợ xấu đều có tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị các khoản nợ.

“Xử lý nợ chắc chắn phải có nhiều giải pháp từ phía Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đang báo cáo Chính phủ, một trong số các phương án là thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng”, ông Tiến nói.

Chiều 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Cán cân tổng thể 2013 có thể thặng dư khoảng 3 tỷ USD
  • Tăng trưởng kinh tế đang “chuyển biến tích cực”
  • Mục tiêu 2013: Tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn
  • Doanh nghiệp nhà nước: Ai lãng phí, ai tiết kiệm?
  • Luật Thủ đô: Vẫn siết nhập cư nội thành
  • Kỳ họp Quốc hội thứ tư: “Mới” từ phiên khai mạc?
  • Quản lý giá cả bị buông lỏng?
  • Không được liên kết xuất bản hồi ký
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi