Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết kiến nghị cử tri: Khi thông tin không còn... mới

Giải quyết kiến nghị cử tri: Khi thông tin không còn... mới
Theo văn bản này, đề án tái cơ cấu nền kinh tế hiện vẫn đang chờ Thủ tướng quyết định phê duyệt, trong khi việc này đã diễn ra từ ngày 19/2/2013.

Một bản tổng hợp nhanh kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 13 có độ dài gần 30.000 chữ, đề ngày 18/4/2013, đã được Vụ Dân nguyện (Văn phòng Quốc hội) gửi đến các vị đại biểu Quốc hội trong ngày 25/4.

Đây là tài liệu để phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 5 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới.

Theo văn bản này, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được các bộ ngành trả lời chi tiết, nhiều việc đã có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, một số thông tin tại văn bản đã rất lạc hậu.

Cụ thể ở trang 39, phần nội dung trả lời các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về hoàn thiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, văn bản cho biết: “Chính phủ sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu quốc hội, tham vấn rộng rãi trong giới nghiên cứu, chuyên gia và nhà khoa học đã hoàn thiện và chuẩn bị ban hành quyết định “Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quảvà năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”.

Tuy nhiên, trên thực tế, đề án này đã được Thủ tướng phê duyệt từ ngày 19/2/2013 tại Quyết định số 339/QĐ-TTg. Sau khi đề án được ban hành cũng đã có nhiều ý kiến nhận xét, bàn luận về tính khả thi và góp ý cho quá trình triển khai thực hiện.

Ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, với trả lời về chính sách thuế đối với doanh nghiệp tại trang 7, văn bản trên cho biết, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được nghiên cứu điều chỉnh về mức 20% để áp dụng từ năm 2020 trở đi.

Và Bộ Tài chính đang nghiên cứu, trình Chính phủ để trình Quốc hội tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng: giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%...

Nhưng cả hai thông tin này cũng đều đã trở nên lạc hậu.

Bởi chiều 16/4 vừa qua, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đã quy định từ 2016 áp dụng thống nhất mức thuế suất phổ thông là 20%.

Còn giai đoạn 2014 - 2015 sẽ áp dụng mức thuế suất phổ thông 22% (chứ không phải 23%).

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội ngày 25/4 (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) cũng quy định Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%... Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại điểm này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 1/1/2016.

Vẫn biết kết quả tổng hợp nhanh nói trên có thể dựa trên thông tin từ báo cáo của các bộ ngành liên quan có độ trễ nhất định. Song, sự không thống nhất của thông tin từ văn bản dành để báo cáo công khai với cử tri này với thông tin đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng vẫn là điều không đáng có, khi cả người dân và thị trường đang rất cần một thông điệp chính sách nhất quán.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Có thể đến giữa 2015 mới có Luật Biểu tình
  • Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: “Biết rồi, khổ lắm…”
  • Bệnh thành tích đã thành mãn tính
  • “Cần đột phá gì để đổi chiều nền kinh tế”?
  • Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại
  • Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần đấy, nhưng...
  • Từ 2013 hạn chế đào tạo sinh viên tài chính, ngân hàng
  • Nhiều nông dân nghèo “mù” quy hoạch đất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi