Để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp thì đầu ra mới quyết định, khi hiện tại sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít lợi thế cạnh tranh.
Ít ngày trước, khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột, “nếu tôi là Bộ trưởng, tôi quyết 20%”.
Việc sửa luật để điều chỉnh giảm mức động viên thuế được Chính phủ nhấn mạnh là nhằm “tạo điều kiện tăng tích luỹ, tích tụ cho doanh nghiệp”. Với cơ quan thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thì việc sửa luật phải “bảo đảm khoan sức dân”.
Tuy nhiên, theo quan điểm của cả quan chức và chính các doanh nghiệp thì dường như việc giảm thuế VAT mới thực sự gần với các mục tiêu nói trên.
Một trong số 499 vị đại biểu có tiếng nói quyết định đến việc sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, trong cuộc gặp các doanh nghiệp cùng Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới đây đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của kích cầu để vực dậy nền kinh tế. Bởi điều được ông nhấn mạnh là không tiêu dùng thì sản xuất ra bán cho ai?
Và, cái sự không gặp nhau, giữa cuộc sống và những nhà hoạch định chính sách vĩ mô, theo ông lại đang được thể hiện rất rõ qua câu chuyện về thuế.
“Cái mà cuộc sống đang cần nớ, thì ổng lại không làm, ổng làm qua một cách khác, ví dụ như người ta cần giảm thuế VAT, thì ổng lại đi vào giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, rồi nâng lên hạ xuống 25% còn 23%”, ông Thanh lấy ví dụ.
Ở cương vị điều hành doanh nghiệp, Giám đốc Công ty giày B.Q, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng, ông Phan Hải có quan điểm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết, phù hợp với xu thế chung, nhưng hoàn cảnh và thời điểm hiện nay thì chưa phù hợp.
Bởi vì, để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp thì đầu ra mới quyết định, khi hiện tại sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít lợi thế cạnh tranh và càng kém cạnh tranh hơn khi dỡ bỏ hàng rào thuế vào năm 2015, tức chỉ sau gần hai năm nữa.
Ngoài các giải pháp mang tính chiến lược như hạ lãi suất, thuế suất ổn định, lập hàng rào kỹ thuật, hàng rào mềm bảo vệ hàng sản xuất trong nước, thì vị doanh nhân trẻ này cho rằng việc giảm thuế VAT là phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 23%, từ góc nhìn của Tổng giám đốc Vissan, doanh nhân Văn Đức Mười cũng là bước tiến đáng kể, nhưng mang ý nghĩa tạo dựng niềm tin hơn là tạo ra động lực thực sự.
Ông Mười cũng cho rằng, giảm thuế VAT mới là quan trọng, góp phần tạo ra một chu kỳ sản xuất mới, tạo một khoản vốn không lãi cho doanh nghiệp để tổ chức sản xuất với giá thành hợp lý hơn, kích cầu tiêu dùng.
Nhìn vào sự mệt mỏi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay, vị CEO này cũng quan ngại tín hiệu được phát đi từ sự sụt giảm 0,29% của CPI tháng 3/2013. Các sản phẩm nông nghiệp đều bán thấp hơn giá thành là điều đáng lo, ông Mười nhấn mạnh.
Tính toán nhanh với tác động (giả sử) của việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25 xuống 23% và lạc quan hơn là xuống 20%, Tổng giám đốc Mười vẫn quả quyết không quan tâm nhiều đến vấn đề này, mà đặt hy vọng lạm phát kỳ vọng sẽ thấp hơn 2012.
“Tóm lại giảm bao nhiêu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không quan trọng bằng giảm và giãn thuế VAT, vì đây mới là cơ sở để đẩy sức mua, tác động tích cực trở lại đến sản xuất, kinh doanh”, ông Mười nói với VnEconomy.
Nghe nhiều chuyên gia phân tích rằng nên giảm VAT vì hiện nay các doanh nghiệp hoạt động không có lãi thì làm gì có thu nhập mà nộp thuế, song Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam - đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín cho rằng “nếu làm như vậy thì Quốc hội sa vào chuyện giải quyết tình huống rồi”.
“Luật phải mang tính ổn định và lâu dài. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường cạnh tranh thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Với ý nghĩa như vậy thì với tư cách là cơ quan lập pháp Quốc hội nên tập trung vào việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hơn”, ông Tín trao đổi với VnEconomy.
Vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I cũng chia sẻ rằng sẽ mạnh dạn đầu tư hơn nếu thuế thu nhập doanh nghiệp sớm giảm xuống còn 20% . Và mong Quốc hội sẽ cho phép giảm ngay xuống mức này từ năm 2014 chứ không đợi thêm nữa.
Khi dư âm của cuộc “bỏ phiếu kép” tại Quốc hội khóa 13 vừa qua chưa kịp lắng thì việc lấy phiếu tín nhiệm của các địa phương đã lại thành tâm điểm chú ý của dư luận ngay từ đầu tháng 7 nắng nóng này.
Sự ảm đạm của nền kinh tế khiến cho những hạn chế, bất cập của giáo dục, y tế càng bị khoét sâu hơn, đưa các lĩnh vực này “lên ngôi” về mức độ không hài lòng của người dân cũng như của đại biểu Quốc hội.
Với 91,37% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được thông qua chiều 19/6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, trừ quy định về một số ưu đãi thuế với nhà ở.
“Lãng phí vô tội vạ, có phải chăng do năng lực cán bộ, do dễ dãi thiếu trách nhiệm hay do lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm? Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Khá nêu quan điểm.
Một trong những nội dung quan trọng nhất trong phần trả lời chất vấn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội chính là về việc xử lý các sai phạm tại Vinashin và Vinalines.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, văn bản pháp lý quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam kể từ quá trình đổi mới. Ở thời điểm này nhìn lại, Việt Nam đã chính thức mở cửa đón dòng vốn FDI được tròn một phần tư thế kỷ.
Trước phiên trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có báo cáo một số nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn.
Một bản báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng để đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai - do Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và tổ chức Oxfam thực hiện - vừa được công bố tại Hà Nội sáng 22/3.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá, cả xã hội chưa bằng lòng với chất lượng giáo dục, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn: vậy đến bao giờ mới có thể yên tâm?
"Linh hồn của sắc thuế là thuế suất thì vẫn giữ nguyên, trong khi một số vấn đề quan trọng lại chưa được làm rõ", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định các thành phần kinh tế đều bình đẳng, song một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng không thể có chuyện này, kinh tế nhà nước vẫn phải là chủ đạo.
Luật có hiệu lực từ 1/2/2013 mà đến tận tháng 3/2013 vă bản hướng dẫn mới được trình Chính phủ, sao chậm thế? Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không giấu được sự sốt ruột khi điều hành hội nghị triển khai thi hành luật sửa đổi...
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.