Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát ngân sách: Dân khó hiểu, đại biểu “đau đầu”

picture
Hội nghị đã ghi nhận không ít thách thức trong hoạt đông giám sát tài chính, ngân sách của ba nước Đông Dương - Ảnh: Hải Hà.

Thông tin được công khai nhưng dân không hiểu, còn đại biểu Quốc hội thì “đau đầu” được coi là một trong những hạn chế lớn của quản lý ngân sách Nhà nước, không chỉ với riêng Việt Nam.

Hội nghị quốc tế nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực tài chính – ngân sách được tổ chức sáng 10/1 tại Hà Nội đã ghi nhận không ít các thách thức của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong đổi mới chính sách tài khóa.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh rằng hoạt động giám sát cần được quan tâm đặc biệt để nâng cao hiệu quả ngân sách.

Trong khi, nhiều phát biểu, tham luận tại hội nghị đều cho thấy ba nước Đông dương đều chưa dồi dào về ngân sách, song thất thoát, lãng phí, khó giám sát…. lại vẫn là những nỗi lo thường trực của cơ quan đại biểu dân cử.

Ở tham luận mở đầu hội thảo về tổng quan quá trình đổi mới chính sách tài khóa ở Việt Nam – kết quả và vấn đề đặt ra, TS Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, tồn tại lớn nhất là hiệu quả động viên các nguồn lực vào ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng, còn thất thoát lãng phí rất lớn ở một số lĩnh vực.

Bên cạnh đó, đã và đang tồn tại nhiều quỹ và một số khoản thu như vốn trái phiếu Chính phủ, thu xổ số kiến thiết chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

Điều này đã khiến quy mô ngân sách nhà nước còn nhỏ và luôn có áp lực cân đối khó khăn, ông Nhã nhấn mạnh.

Cũng theo Phó chủ nhiệm Nhã, thì hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính chưa cao. Sự dàn trải được thể hiện khá rõ qua con số của năm 2010, vốn đầu tư ngân sách nhà nước được phân bổ cho 16.658 dự án, số vốn bình quân cho 1 dự án chỉ khoảng 7 tỷ đồng.

Vì thế, lẽ ra công trình ba năm xong phải kéo dài gấp đôi thời gian, ông Nhã phân tích.

Vấn đề được Phó chủ nhiệm Nhã đặc biệt nhấn mạnh là bất cập trong nội dung công khai về ngân sách nhà nước.

Theo nhận xét của ông thì các thông tin công khai về ngân sách hiện nay chỉ có chuyên gia am hiểu đọc thì mới hiểu, còn người dân chưa hiểu được những con số được công khai và những khoản thuế mà nhân dân và doanh nghiệp đóng góp được sử dụng như thế nào, ai là người sử dụng và có quyền chất vấn đến cơ quan nào về những vấn đề nên công khai.

Nội dung thông tin phải dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ chất vấn, bất cứ người dân nào cũng có thể hiểu và chất vấn được thì mới đạt yêu cầu minh bạch chính sách tài khóa, ông Nhã nhấn mạnh.

Cũng nhắc đến không ít bất cập trong thực thi pháp luật về ngân sách, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Tài chính Lào, ông Bounpone sisoulath nói các quỹ ngoài ngân sách là một thách thức với hoạt động giám sát của Quốc hội nước này.

Ông cũng dùng từ bức bách để nói về thực trạng luật quy định mọi dự án phải thông qua Quốc hội nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Trong khi đó, người vi phạm thì có nhiều “kinh nghiệm”, còn người giám sát thì không phải ai cũng có đủ nhiệt huyết. Mà, sự vi phạm lại xảy ra rải rác ở nhiều địa phương trên cả nước.

Phó chủ nhiệm Bounpone sisoulath cũng chia sẻ tình trạng các nghị sỹ nước này khá “đau đầu” khi tìm hiểu một số báo cáo về tài chính, ngân sách, kiểm toán.

Về kinh nghiệm giám sát, đại diện cơ quan chuyên trách về tài chính, ngân sách của Quốc hội Lào và Campuchia đều nhấn mạnh đến việc gắn bó, nắm bắt thông tin từ cơ sở, qua cử tri của mỗi đại biểu Quốc hội và cơ quan chuyên trách của Quốc hội.

Cho rằng độ mở của nền kinh tế Việt Nam có thể rộng hơn Lào và Campuchia, Phó chủ nhiệm Đinh Văn Nhã lưu ý về các dự báo của nhiều chuyên gia về nguồn thu ngân sách của Việt Nam, trong mối liên hệ với biến động của kinh tế thế giới.

Theo đó thì trong 5, 10 năm tới thu từ xuất khẩu, dầu thô và từ khu vực doanh nghiệp đều có sự suy giảm.

Việt Nam sẽ điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng khả năng tích lũy, tăng tái đầu tư, giảm thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích làm giàu hợp pháp, ông Nhã cho biết.

Bên cạnh đó, sớm áp dụng phương pháp xây dựng dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn gắn với kết quả đầu ra, tăng thêm thời gian lịch biểu tài chính để Quốc hội có thời gian xem xét quyết định những vấn đề về ngân sách cũng là giải pháp được Phó chủ nhiệm Nhã đề xuất.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi