Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ đồng mỗi năm do tai nạn lao động

picture
Khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và hóa chất là những ngành có tỷ lệ tai nạn cao. Ảnh: ILO.

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và nguy cơ ngày càng lớn về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thông tin được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại hội thảo Báo cáo kết quả Dự án “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động nhằm tăng cường an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc ở Việt Nam” cho thấy, tai nạn lao động tại Việt Nam có xu thế tăng nhanh từ 3.405 vụ năm 2000 lên  5.307 vụ năm 2010. Tử vong do tai nạn lao động cũng tăng từ 406 trường hợp năm 2000 lên tới 601 trường hợp năm 2010. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2010, có 26.928 người mắc bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan này cho biết, đây chỉ là những con số được báo cáo chính thức với các cơ quan liên quan. Trên thực tế, chắc chắn còn rất nhiều trường hợp tai nạn lao động và tử vong do tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc có quy mô nhỏ hơn chưa được báo cáo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đưa ra dự báo giai đoạn 2010-2015, mỗi năm sẽ có khoảng 170 ngàn người bị tai nạn lao động với 1.700 người chết, số mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm tăng trên 1.000 người, gây thiệt hại trên 2 nghìn tỷ đồng

Vì thế, chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động…

Mục tiêu đặt ra, trung bình mỗi năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi