Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nghị sỹ” doanh nhân ghi dấu ấn

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan, một nữ doanh nhân có nhiều phát biểu đáng chú ý trên nghị trường Quốc hội.

Chỉ có hơn 20 đại biểu là doanh nhân trong Quốc hội, nhưng những đóng góp của họ là đáng kể trên phương diện “nghiệp vụ nghị trường”.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII đi qua một giai đoạn đặc biệt trong sự phát triển của đất nước, trong đó ghi nhận những biến cố quan trọng của nền kinh tế. Điều này lý giải tại sao các vấn đề kinh tế đã làm “mất khá nhiều thời gian” của Quốc hội, chẳng hạn việc hội nhập WTO, điều hành kinh tế vĩ mô trong bối cảnh khủng hoảng, vấn đề Vinashin…

Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng với tư cách là đại biểu thì các đại biểu doanh nhân đã nỗ lực hết sức để đóng góp cho Quốc hội, Tuy nhiên, với tư cách là doanh nhân, vốn thường xuyên va chạm với các vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, ông Sơn cho rằng các đại biểu doanh nhân đã “cảm nhận rõ hơn và do đó có được những ý kiến đóng góp thực chất hơn, chẳng hạn như các vấn đề về chính sách thuế”.
 
Cùng chia sẻ nhận định này, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng tiếng nói của các đại biểu doanh nhân là rất quan trọng, vì đó là nguồn tham khảo hữu ích cho Quốc hội và cả Chính phủ trong việc đưa ra các quyết sách.

Đáng mừng là các ý kiến của các doanh nhân trong Quốc hội đã được ghi nhận và đưa vào trong các văn bản chính thức của Quốc hội cũng như của Chính phủ, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc Luật Đất đai được gác lại để có sự chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ hơn, theo bà Hường, chính là minh chứng cho việc Quốc hội đã lắng nghe các ý kiến của các đại biểu doanh nhân như bà.
 
Các đại biểu Quốc hội là doanh nhân cũng được ghi nhận như là những đại biểu “chịu phát biểu” nhất trong khóa vừa rồi. Ngoài ông Nguyễn Hồng Sơn và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, các đại biểu như bà Phạm Thị Loan, ông Nguyễn Văn Bình, ông Nguyễn Văn Thời… đều từng có nhiều ý kiến phát biểu quan trọng cả trong Quốc hội và các diễn đàn khác.

Cân đối thời gian để có thể vừa làm tốt công việc điều hành sản xuất kinh doanh vừa tham gia Quốc hội là một vấn đề rất khó cho các đại biểu doanh nhân. “Trên thực tế chúng tôi đã phải sử dụng nhiều hơn là quỹ thời gian được yêu cầu. Tuy nhiên, vì yêu cầu công việc nên chúng tôi phải cố gắng để đáp ứng”, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết.

Quốc hội khóa XII đang khép lại và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đang được tiến hành. Tuy nhiên, thông tin chính thức từ ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử Trung ương, là sẽ giữ nguyên số đại biểu doanh nhân, giữa lúc có nhiều tiếng nói ủng hộ việc tăng số lượng đại biểu doanh nhân trong Quốc hội.

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, người từng là đại biểu Quốc hội, cũng thừa nhận rằng số lượng các đại biểu doanh nhân hiện nay là “hơi ít”.

Theo thông tin ban đầu của VnEconomy, trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này đã xuất hiện khá nhiều tên tuổi doanh nhân, trong khi một số đại biểu doanh nhân nổi bật trong khóa vừa qua cũng được dự đoán là sẽ tái cử.

Trong số các ứng viên, đáng chú ý là ông Lê Kiên Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Minh. Ông Thành được chú ý không chỉ vì ông là con trai của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, mà còn là vì ông đã từng ứng cử lần trước nhưng… không trúng cử.

Một nhân vật đáng chú ý khác là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, một nhân vật nổi bật trên thị trường chứng khoán nhiều năm qua. Nếu trúng cử, có khả năng ông sẽ được gọi vui là "đại biểu… giàu nhất Quốc hội", khi nhiều doanh nhân khác xuất hiện cùng ông trên các vị trí hàng đầu danh sách người giàu Việt Nam được công bố trong nhiều năm qua đều không có mặt.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi