Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ tập trung quá nhiều cho tăng trưởng

Đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ cần điều hành chặt chẽ hơn trong chi tiêu ngân sách và giữ lạm phát mức ổn định.

Trong phiên thảo luận Quốc hội chiều 25/3, đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) nói, đồng ý với Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế và chính trị thế giới có tác động lớn đến kinh tế trong nước, song đại biểu Việt cho rằng đây chưa hẳn là nguyên nhân chính.

Chỉ số lạm phát ở Việt Nam gấp 3 lần các nước khác trong khu vực. Ông Việt cho rằng, "cần xem xét thêm có nguyên nhân bệnh thành tích không, trong điều hành của Chính phủ có quá tập trung mọi giá cho tăng trưởng chưa tính đến hệ quả của nó".

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là 7%, chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng bình quân 11,4%/năm. Nếu cộng dồn, tốc độ tăng trưởng tổng 5 năm qua là 35,5%, trong khi đó chỉ số tiêu dùng đã lên đến 60%.

Năm 2008, Chính phủ đề ra 8 giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó nêu rõ thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa nhưng cuối cùng chi ngân sách vượt 37,8%. Năm 2009 chi vượt 19% so dự toán, thâm hụt ngân sách lúc đó cũng đã tới 6,9% GDP. Năm 2010 chi vượt dự toán 10,3%, thâm hụt ngân sách lên đến 5,6%.

Dư nợ của Chính phủ từ trên 30% ở đầu nhiệm kỳ đến năm 2010 lên đến 44,1% GDP. Từ đó, dẫn đến hệ số ICOR của khu vực công đến nay đã trên 8, cao nhất so với thế giới.

Ông Việt nhận định, lạm phát 2 con số làm tổn thương đến lợi ích của đại đa số nhân dân. Theo báo cáo, kỳ qua, chỉ số an sinh xã hội tăng 98,8%.
 
Ông Việt cho rằng cần phải làm rõ. Bởi, lạm phát cao đồng hành với đầu tư công dàn trải tràn lan, dẫn đến lãng phí. Điều cần thiết là làm sao điều chỉnh lạm phát mức ổn định, không quá mức trung bình các quốc gia trong khu vực.
 
Trong nhiệm kỳ tới, đại biểu Trần Hồng Việt đề nghị thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Quốc hội hàng năm về chi tiêu ngân sách.

(Báo Điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi