Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nước ngoài vào công đoàn Việt Nam: “Chỉ có tốt”

picture
 Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn Việt Nam của lao động nước ngoài.

Quy định người nước ngoài có quyền gia nhập công đoàn Việt Nam chỉ có tốt thôi”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), sáng 22/3.

Trước phát biểu của bà Ngân, đã có rất nhiều băn khoăn về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động là người nước ngoài.

Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổng hợp cả hai loại ý kiến trái chiều. Các ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này trong luật cho rằng, trong trường hợp cần thiết thì giao Chính phủ quy định để phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, hiện nay có hàng chục nghìn lao động nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động phổ thông đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoặc tại các doanh nghiệp của Việt Nam. Và trong thực tế, quan hệ giữa lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động đã có phát sinh mâu thuẫn.

“Trong những trường hợp như vậy, nếu họ được tham gia công đoàn thì sẽ thuận lợi hơn để yêu cầu công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.

Đưa ra quan điểm cần có quy định quyền gia nhập công đoàn của lao động là người nước ngoài tại dự thảo luật, song báo cáo của cơ quan thẩm tra dự án luật cũng nêu những ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ quy định quyền gia nhập công đoàn Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

Bởi vì, vấn đề người lao động nước ngoài luôn là vấn đề phức tạp nên pháp luật nhiều nước cũng không quy định quyền tham gia công đoàn của lao động là người nước ngoài. Việc quy định cho phép lao động là người nước ngoài tham gia công đoàn còn đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như rào cản về ngôn ngữ, văn hóa... Hơn nữa, điều kiện quản lý nhà nước về lao động là người nước ngoài của ta hiện nay còn nhiều hạn chế.

Hơn nữa, theo quy định tại điều 1 của dự thảo luật thì công đoàn có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nói chung, không phân biệt người lao động là đoàn viên công đoàn hay không phải là đoàn viên công đoàn, lao động là người nước ngoài hay người Việt Nam. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của lao động là người nước ngoài bị xâm hại và họ yêu cầu thì công đoàn vẫn có trách nhiệm bảo vệ họ như đối với lao động là người Việt Nam.

Do còn có ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án.

Phương án 1: Không quy định quyền gia nhập công đoàn Việt Nam của lao động là người nước ngoài.

Phương án 2: Người lao động là người nước ngoài làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có tổ chức công đoàn cơ sở thì có quyền gia nhập công đoàn nếu có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thời hạn hợp đồng lao động còn hiệu lực từ một năm trở lên kể từ ngày xin gia nhập công đoàn.”

Với quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bình luận: dự án luật cho lao động nước ngoài một cái “quyền to đùng” nhưng thực tế thì họ sẽ không gia nhập được. Bởi Bộ luật Lao động quy định lao động nước ngoài chỉ được cấp phép tối đa 1 năm. Và, thời gian tìm hiểu để có thể gia nhập công đoàn cũng đã mất vài tháng.

Cả hai phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và Nguyễn Thị Kim Ngân đều cho rằng nên quy định quyền gia nhập công đoàn Việt Nam của lao động nước ngoài.

“Nếu quy định vào luật chỉ có tốt thôi, vì công đoàn  chịu sự lãnh đạo của Đảng”, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích.

Còn theo Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thì “đây là hướng mở trong hội nhập quốc tế, người nước ngoài đã gia nhập công đoàn Việt Nam thì đương nhiên sẽ theo điều lệ của công đoàn”.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn còn băn khoăn, cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, cần phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền.

Kết thúc phiên thảo luận, đề nghị chọn phương án quy định quyền gia nhập công đoàn Việt Nam của lao động là người nước ngoài tại dự thảo luật, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu các cơ quan chức năng cần cung cấp thêm thông tin cho đại biểu Quốc hội về tình hình lao động nước ngoài tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và nói rõ những mặt thuận lợi cũng như khó khăn khi thực hiện quy định này.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong vài năm gần đây, số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc có xu hướng tăng dần. Năm 2008, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 52.633 người. Năm 2009 con số này là 55.428 người (tăng 6% so với năm 2008); năm 2010 là 56.929 (tăng 2,7% so với năm 2010). Đến giữa năm 2011, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hơn 74.000 người.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Từ “bấm độn” đến… dự báo
  • Giám sát ngân sách: Dân khó hiểu, đại biểu “đau đầu”
  • Giáo dục đại học và hình ảnh xe đò “vớt” khách
  • Bài toán tiến độ của Bộ trưởng Đinh La Thăng
  • Minh bạch thông tin thị trường tiền tệ, tín dụng, vàng
  • Kinh tế khó khăn, chi tiêu công vẫn lớn
  • Xây dựng Đảng và một “câu hỏi lớn”
  • 2012 và lo ngại về “tình huống nguy hiểm”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi