Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và lực cản lợi ích nhóm

Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được đánh giá là không tránh khỏi “đụng chạm” đến các nhóm lợi ích.

Có ý kiến cho rằng cần “đánh động” vào lương tâm của người lãnh đạo để giải quyết mâu thuẫn này. Tuy nhiên, kêu gọi lương tâm sẽ là sáo rỗng nếu mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và vai trò ra quyết định không tách bạch.

Lợi ích nhóm chi phối và làm hao hụt vốn nhà nước cũng là mặt trái của quá trình cổ phần hoá. Đã có trường hợp, việc định giá doanh nghiệp về giá trị thương hiệu và giá trị đất đai ở mức rất thấp so với giá thực tế trên thị trường.

Doanh nghiệp làm ăn kém, lãnh đạo vẫn giàu

Ông Hoàng Trần Hậu, Phó giám đốc Học viện Tài chính cho rằng cái khó nhất trong xác định giá trị doanh nghiệp chính là xác định quyền sử dụng đất và các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu. “Một khu đất ai cũng nói được giá trị khoảng bao nhiêu. Nhưng khi quy chiếu theo các văn bản thì khó”, ông Hậu giải thích.

Thêm vào đó, vị phó giám đốc này cũng cho rằng, xác định giá trị doanh nghiệp cao thì thu được nhiều tiền nhưng bán với giá thấp thì lại có quan điểm cho là “làm mất vốn nhà nước”. Do đó, định giá doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu bán được tại mức giá đảm bảo quyền lợi của hai bên.

Trong khi đó, xét về lợi ích nhóm của quá trình tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp này, ông Nguyễn Văn Tường, Chuyên viên tài chính cao cấp cho là vẫn có hiện tượng “anh” nào cũng “đòi” làm chủ. Bộ chủ quản làm chủ, các ngành, hội đồng quản trị của tổng công ty cũng làm chủ. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có chủ đích thực hoặc “vô chủ”.

“Bên cạnh đó, người chủ sở hữu, người đại diện nhà nước tại doanh nghiệp, từ trên xuống dưới đều không muốn cổ phần hoá vì sợ mất quyền lợi. Mặc dù doanh nghiệp làm ăn kém nhưng một số vị quản lý vẫn rất giàu!”, ông Tường nói.

Cũng theo chuyên gia này, trước đây, các doanh nghiệp khai lãi giả, lỗ thật nhưng bây giờ thì ngược lại, muốn nói lỗ cũng được mà lãi cũng xong bằng cách “giấu” nguồn. Là người chắp bút cho chính sách cổ phần hoá với nhiều năm theo dõi quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp nhà nước, ông Tường nhận định rằng, doanh nghiệp sau cổ phần hoá mà phần vốn nhà nước càng ít thì quản trị càng tốt, vì được điều hành một cách dân chủ.

Ở khía cạnh khác, ông Hậu cho rằng việc tái cơ cấu là không dễ vì liên quan đến quyền lợi của một số người.

Chẳng hạn, khi sáp nhập một số công ty con, thì sẽ có nhiều tổng giám đốc bỗng nhiên phải làm phó hoặc chuyển đi nơi khác. “Quá trình tái cơ cấu sẽ đem lại nhiều lợi ích chung nhưng không phải ai cũng hiểu, có người cố tình không hiểu vì liên quan quyền lợi của họ. Đã có trường hợp lãnh đạo công ty con mới sáp nhập thiếu sự phục tùng, chưa chịu nghe chỉ đạo của tập đoàn, hoặc chống chế”, ông nói.

Lợi ích nhóm là lực cản khó giải quyết nhất

Cách giải quyết lợi ích nhóm được ông Hậu đưa ra là quyết tâm của ban lãnh đạo và kêu gọi lương tâm của các cá nhân có liên quan. “Nếu không giải quyết được bài toán lợi ích nhóm thì nhiều tập đoàn sẽ khó thành công trong tái cấu trúc. Đây cũng chính là bài toán về việc lựa chọn con người cho quá trình này”, ông Hậu nhận định.

Một thành viên khác trong ban soạn thảo đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cho rằng, lợi ích nhóm chính là lực cản khó giải quyết nhất của quá trình tái cơ cấu.

Đặt niềm tin nhiều vào mô hình tổng cục quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp trong vai trò là đầu mối giám sát tài chính, tuy nhiên, ông Tường cũng đề xuất, để không hình thành lợi ích nhóm như một số ý kiến lo ngại thì cơ quan này cũng không được ôm quá nhiều quyền, đồng thời với trao quyền là trách nhiệm.

Cụ thể, bộ chủ quản chỉ quản lý vấn đề nhân sự còn tổng cục giám sát hoạt động tài chính. Theo đó, tổng cục này phải nắm được doanh nghiệp đang vay nợ bao nhiêu và cần kết hợp với bộ phận thuế để tăng cường giám sát. Qua giám sát tài chính biết được khả năng quản trị, biết được doanh nghiệp nào làm mất vốn, doanh nghiệp nào tiêu cực tham nhũng. Nếu tài chính mà giám sát tốt thì biết được chất lượng của doanh nghiệp.

Ông Tường cũng đề xuất tổng cục này cũng nên có sự phân cấp rõ ràng. Tại địa phương, tổng cục chỉ hướng dẫn nghiệp vụ cho địa phương làm, việc mình mình làm, việc địa phương địa phương làm.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Trung ương bàn sửa Hiến pháp, chính sách đất đai, tiền lương
  • Hạn chế tối đa phát sinh khiếu kiện từ thu hồi đất
  • “Tăng phạt, tăng thu, nhưng quên tăng trách nhiệm cán bộ”
  • Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?
  • Phí phương tiện cá nhân “đánh” cả vào túi tiền Nhà nước
  • Bỏ quy định diện tích quảng cáo trên báo điện tử
  • Sửa Luật Điện lực: Nhà nước vẫn điều tiết giá?
  • “Doanh nghiệp nhà nước không thể là công cụ điều tiết vĩ mô”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi