Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuần này, Quốc hội bàn cơ chế giá điện

picture
Quốc hội đã đi qua tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ ba với các phiên thảo luận cả ở tổ và hội trường.

Từ 28/5 - 1/6, trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ ba, Quốc hội sẽ tập trung cao cho công tác xây dựng pháp luật.

Ngay sáng thứ Hai, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Giá sẽ được thảo luận tại hội trường, trong đó có cơ chế giá điện, có liên quan đến quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, cũng được cho ý kiến trong tuần.

Đây từng là nội dung được tranh luận với ý kiến nhiều chiều tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sát kỳ họp, Bộ Tài chính đã họp với Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ để thống nhất về nội dung giá điện giữa hai dự thảo Luật Giá và Luật sửa đổi Luật Điện lực. Theo đó, Nhà nước sẽ định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện, mức giá bán lẻ điện bình quân, quy định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Thẩm quyền thẩm định giá điện của Nhà nước cũng được chỉnh lý theo hướng : “Thủ tướng Chính phủ định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện”.

Bên cạnh Luật Giá, các dự án luật khác được thảo luận tại nghị trường tuần này gồm: Luật Giám định tư pháp, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Quảng cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Luật sư, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).....

Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội cùng dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 cũng là nội dung được thảo luận tuần này.

Khai mạc sáng 21/5, Quốc hội đã đi qua tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ ba với các phiên thảo luận sôi nổi về tình hình kinh tế, xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế. Các nội dung này sẽ còn trở lại nghị trường ở các phiên thảo luận toàn thể được truyền hình trực tiếp vào tuần sau.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi