Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải Nobel và những con số thú vị

Huy chương vàng của giải Nobel (Ảnh: Internet)

Giải thưởng Nobel danh giá đã tròn 109 tuổi và quá trình trao giải đã chứng kiến nhiều sự kiện đặc biệt và sản sinh ra những con số khá thú vị.

Theo thông lệ, cứ vào đầu tháng 10 hàng năm, lễ công bố giải Nobel lại diễn ra ở hai thủ đô Stockholm (Thụy Điển) và Oslo (Na Uy) .

Giải thưởng Nobel được mang tên người sáng lập là nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel. Đây là giải thưởng khoa học quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, cho những cá nhân, tổ chức “có cống hiến lớn nhất cho lợi ích của loài người” (theo chúc thư của Alfred Nobel) trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển bổ sung giải thưởng cho lĩnh vực kinh tế, có tên gọi đầy đủ là “Giải thưởng Riksbank trong Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel”.

Năm nay, Viện khoa học Karolinska đã trao giải Nobel Y học  - giải Nobel đầu tiên trong năm - cho nhà khoa học người Anh Robert Edward. Ông là “cha đẻ” của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mang lại niềm vui cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tiếp tục công bố giải Nobel Vật lý chiều nay (5/10), Nobel Hóa học ngày 6/10, Nobel Văn học ngày 7/10 và Nobel Kinh tế ngày 11/10. Trong khi đó, Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan tới giải Nobel Hòa bình do trước đây Thụy Điển và Na Uy là một quốc gia thống nhất (từ năm 1814 đến năm 1905). Giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 8/10.

Thông tin liên quan đến giải Nobel 2010 được phát trực tuyến tại http://www.youtube.com/thenobelprize. Qua kênh này, mọi người trên toàn thế giới có thể theo dõi trực tiếp các buổi công bố trao giải, phỏng vấn thành viên Ủy ban Nobel và đặt câu hỏi cho các nhà khoa học, các cá nhân, và các tổ chức đoạt giải.
    
Dưới đây là những con số thú vị về giải thưởng Nobel danh giá đã có 109 năm tuổi này (mọi thông số được cập nhật đến sáng 5/10/2010):
   
- Con số 3: Một giải Nobel được trao cho tối đa 3 người. Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất trong vòng 5 năm phải được trao một lần.   

- Con số 237: Đó là số ứng cử viên kỷ lục tranh giải Nobel Hòa bình 2010, trong đó có 38 tổ chức. Danh tính của các ứng cử viên được Viện Hoàng gia Thụy Điển giữ bí mật đến 50 năm. Tuy nhiên, các ứng cử viên được phép tiết lộ về việc tham gia tranh giải của mình.
   
- Con số 90: Đó là tuổi cao nhất của một nam chủ nhân giải Nobel. Đó là nhà khoa học Leonid Hurwicz, người Mỹ gốc Nga, đoạt giải Nobel Kinh tế 2007. Ông qua đời chỉ vài tháng sau khi nhận giải.
   
- Con số 87: Đó  là tuổi cao nhất của một nữ chủ nhân giải Nobel. Đó là nữ văn sĩ người Anh Doris Lessing, đoạt giải Nobel Văn học 2007. Bà Lessing hài hước gọi giải thưởng này là “một thảm họa” bởi từ đó đến nay, bà chẳng cho ra đời được thêm bất kỳ tác phẩm nào.
   
- Con số 25: Đó là tuổi của nhà khoa học người Anh Lawrence Bragg, khi ông đoạt giải thưởng Vật lý năm 1915 và là người trẻ nhất từng giành giải Nobel.
   
- Con số 101: Tuổi thọ cao nhất hiện nay của một người từng đoạt giải Nobel. Nhà khoa học người Italy Rita Levi-Montalcini, chủ nhân của giải Y học năm 1986, hiện đang sống rất khỏe mạnh.

- Con số 6: Số cặp cha và con trai cùng đoạt giải Nobel. Ngoài ra, còn có một cặp cha - con gái, một cặp mẹ - con gái và 3 cặp vợ chồng đã trở thành chủ nhân của giải thưởng uy tín thế giới này.
   
- Con số 40: Số đại diện phái đẹp từng giành giải Nobel, trong đó có nhà khoa học Marie Curie, chủ nhân của hai giải thưởng Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1935. Trong khi đó, số “phái mạnh” từng đoạt giải Nobel là 766 người.
   
- Số 2009: Đó là năm bùng nổ của nữ giới trên “đấu trường Nobel”, với con số kỷ lục 5 cá nhân được trao giải. Đây cũng là năm đầu tiên phái đẹp được tôn vinh trong lĩnh vực kinh tế, với giải thưởng dành cho bà Elinor Ostrom, người Mỹ. Mặc dù vậy, riêng trong lĩnh vực vật lý, nữ giới lại tỏ ra “kém cạnh” hơn với hai đại diện đoạt giải từ trước đến nay, trong đó nam giới hiện sở hữu 185 giải thưởng Nobel Vật lý.

- Con số 26: Số văn sĩ có các tác phẩm bằng tiếng Anh đoạt giải Nobel văn học. Số nhà văn sáng tác bằng tiếng Pháp và tiếng Đức nhiều thứ hai trong số những người đoạt giải với 13 người, tiếp đến là Tây Ban Nha (10), Italy và Thụy Điển (6), Nga (5), Ba Lan (4), Na Uy và Đan Mạch (3), Hy Lạp và Nhật Bản (2), Ai Cập và Trung Quốc mỗi nước có một đại diện.

Lễ trao giải Nobel được tổ chức ngày 10/12 hàng năm (đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel – năm 1896) đồng thời tại Stockholm và Oslo. Mỗi giải thưởng gồm Huy chương vàng, giấy chứng nhận và một khoản tiền trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (1,49 triệu USD). 

(Theo Thanh Phương // Tamnhin // AFP)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam
  • Thăng trầm khoa học Nga
  • Khoa học cơ bản và tương lai của nước Nga (I)
  • Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga (II)
  • Giải mã bí ẩn về nguồn gốc của vải bông chéo
  • Phát hiện các hình chiêm tinh trên trần hầm mộ Ai Cập
  • Tìm thấy mộ Hoàng đế Nga Ivan VI
  • Tào Tháo bị cắt đầu sau khi chôn!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ