Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loài người và sự thật ăn thịt đồng loại

Theo lý giải khoa học, con người phát triển từ một loài linh trưởng, nhưng bên cạnh nhánh chính là tổ tiên xa xưa và trực tiếp của chúng ta, dường như còn có một nhánh khác, tức là người anh em họ với tổ tiên của chúng ta ngày nay, vốn chỉ tồn tại ở châu Âu. Nhưng tại sao cho tới nay chúng ta không tìm thấy hậu duệ của họ vẫn là câu hỏi khó lý giải trọn vẹn. Mới đây các nhà khoa học đã tìm ra những chứng cứ hé mở câu trả lời về vấn đề này.

Một số nhà khoa học đã xác định rằng có thể chính tổ tiên của chúng ta đã giết chết và ăn thịt những người Neaderthalensís (phiên âm tiếng Việt là Neanđéctan) anh em của mình. Tờ báo Anh hàng ngày The Guardian (Người bảo vệ) đã trích dẫn kết quả một nghiên cứu khoa học mới được công bố trên tạp chí Journal of Anthropological Science (Tạp chí Khoa học cổ sinh), trong đó chính thức khẳng định điều này.

Thực ra, đây cũng là giả thuyết đã từng được đưa ra. Trên thực tế, việc những tổ tiên xa xôi của con người hiện đại - những người Crômanhông, từng sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và hái lượm, nhưng đôi khi vì sự tồn vong của chính mình họ cũng đã có hành vi ăn thịt đồng loại, không còn là điều gì mới lạ với giới cổ sinh học. Các nhà  cổ sinh học đã từng nêu lên hiện tượng tăng đột biến những hộp sọ bị chấn thương trong kỷ Mezôlite (vào khoảng 9 nghìn năm trước Công nguyên).

Ba năm trước đây, trong tạp chí khoa học Mỹ Proceedings of the National Academy of Science (Tạp chí của Viện hàn lâm khoa học) đã đăng tải công trình nghiên cứu của các nhà cổ sinh học Tây Ban Nha, những người đã nghiên cứu hài cốt của sự phát triển cộng đồng người Neanđéctan sinh sống tại bán đảo Pireneice, nằm ở phía Bắc Tây Ban Nha, cách đây 43 nghìn năm. Họ đã đi tới một kết luận khá thận trọng: "Lưu ý tới mức độ stress cao trong quá trình phát triển, sẽ là hợp lý nếu đề xuất một dạng thức nào đó của hiện tượng ăn thịt đồng loại vì mục đích tồn vong". Các nhà cổ sinh học đã nghiên cứu xương hàm của một người vượn Neanđéctan được tìm thấy tại vùng tây nam nước Pháp, cũng như nhiều bộ xương người khác, và cũng đi tới kết luận tương tự. Lập luận của họ như sau: trên tất cả các bộ xương đều tìm thấy dấu vết của vũ khí. Hình thái các chấn thương đều tương tự như dấu vết tổn thương lưu lại trên xương cốt của các loài hươu nai. Điều đó khẳng định rằng có nhiều khả năng tổ tiên của loài người đã xẻ thịt người Neanđéctan.

Tuy vậy, TS. Maria Métnhikôva - nhà cổ sinh học lâu năm, cộng tác viên khoa học hàng đầu của Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga cho rằng, hiện tượng ăn thịt đồng loại vẫn là vấn đề cần tiếp tục tranh luận để làm rõ. Các dấu vết hộp sọ, xương ống hay xương hàm dưới bị vỡ vẫn chưa phải là chứng cứ đầy đủ và thuyết phục của hiện tượng này. Các dấu hiệu đó có thể là hậu quả của cách mai táng thi thể theo nghi thức truyền thống hay là nghi thức cúng thần linh, vì vậy cần có thêm các cứ liệu nhân chủng học. Một trong những ví dụ được nhắc tới nhiều nhất là những người Neanđéctan tại Crapina. Tại đây, dưới sườn núi Crapina (vùng Horbatie, gần Zagrep) người ta phát hiện trên 20 bộ hài cốt của người Neanđéctan với các độ tuổi khác nhau. Xương của họ bị chặt khúc, một số còn bị đốt, còn xương sọ bị đập vỡ. Đối với các nhà chuyên môn, đó là dấu hiệu đầu tiên của việc ăn thịt đồng loại, vì chỉ có như vậy mới dễ dàng moi được tủy, não. Nhưng ở đây vẫn có sự hồ nghi: Tại Crapina, bên cạnh hộp sọ bị vỡ của người Neanđéctan, người ta cũng tìm thấy hộp sọ của sinh vật rất giống hộp sọ của con người hiện đại. Xuất hiện giả thuyết mới: Đây là nơi đã diễn ra trận chiến giữa người Neanđéctan và người Sapien hiện đại.

Bà Maria Métnhikôva cũng cho rằng, quan hệ giữa người Neanđéctan và người Crômanhông cũng còn nhiều điểm gây tranh cãi. Ngày nay, ít người nghi ngờ rằng chính người Neanđéctan châu Âu tạo nên "nhánh song song" của loài người, tức chủng sinh học được hình thành trong điều kiện cô lập tương đối của châu Âu và là nhánh anh em của nhánh Homo Sapiens hiện đại. Rõ ràng là người Neanđéctan khá thông minh, có thể đã có ngôn ngữ, có những nhận thức phức tạp, thậm chí đã biết chơi một số nhạc cụ đơn giản. Tóm lại, đó là phiên bản song sinh hay hình bóng của loài người hiện nay. Chính vì vậy mà sự biến mất của họ, diễn ra khoảng 10 nghìn năm sau khi tổ tiên của con người hiện đại xuất hiện tại châu Âu, trở nên rất khó hiểu. Vậy điều gì đã xảy ra, có thật sự là người Neanđéctan đã thua trong cuộc chơi đầy tính cạnh tranh khốc liệt, và sau đó bị người Crômanhông "ăn thịt" như tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên kết luận? Hay đó chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên? Bản thân bà Maria Métnhikôva cũng tỏ ra lúng túng trước những câu hỏi như vậy.

Cách đây 30.000 năm, loài người và bộ tộc Neaderthalensís cùng chung sống với nhau ở châu Âu, giữa họ đã xảy ra nhiều cuộc giao tranh.

Trong những phản ứng và bình luận đầu tiên về thông tin đăng trên tạp chí Journal of Anthropological Science, tác giả cho rằng bài báo đã khẳng định có thể có sự liên quan trực tiếp của con người trong sự tuyệt chủng của người Neanđéctan. Và nói chung, dù sao đi nữa thì người Neanđéctan vì không vượt qua cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt với tổ tiên con người hiện đại, cũng đã biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, bà Maria Métnhikôva vẫn cho rằng sự biến mất của những người Neanđéctan tại châu Âu có thể được xem xét từ góc độ sinh vật học và môi trường sinh thái nói chung. Vấn đề là trong giai đoạn cuối cùng, họ đã phải sống trong điều kiện khắc nghiệt của kỷ băng hà và ban đầu họ đã thích nghi khá tốt với hoàn cảnh mới. Nhưng sau đó, khi sự phân lập theo môi trường sinh thái xuất hiện trong nhiều cá thể đòi hỏi phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng do đặc thù cơ thể và thói quen chỉ ăn thịt của họ, đã đưa họ vào tình thế bất lợi. Cụ thể hơn, tuy là những thợ săn khá hoàn hảo, nhưng nhu cầu tiêu thụ thịt của họ quá cao (theo kết quả phân tích đồng vị phóng xạ, họ tiêu thụ thịt tương đương chó sói và linh cẩu), vì vậy họ phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho việc săn bắn thú rừng. Trong khi đó, người Crômanhông lại thiên về các loại thức ăn đa dạng hơn, chính sự đa dạng của thức ăn cũng như khả năng tìm kiếm các loại thức ăn đó dễ dàng hơn đã trở thành lợi thế của họ trong cuộc cạnh tranh vì sự sinh tồn.

Thực tế cho thấy, giả thuyết rằng đặc điểm của chiến lược thức ăn đã cho người Homo Sapiens ưu thế vượt trội để giành thắng lợi trước người Homo Neaderthalensís trong đấu tranh sinh tồn, có vẻ thuyết phục hơn. Ví dụ như một số nhà cổ sinh học (Sorensen hay Leopard) năm 2001 đã so sánh mức độ lao động trung bình của người Neanđéctan với các vận động viên điền kinh, nông dân làm trang trại hay người khuân vác. Theo tính toán của các tác giả này, nhu cầu tiêu thụ năng lượng hàng ngày của người Neanđéctan còn cao hơn người Eskimos sống ở vùng Bắc cực, vốn là những đại diện tiêu tốn năng lượng cao nhất trong loài người ngày nay. Trong kỷ băng hà, để đáp ứng nhu cầu cao như vậy không dễ dàng, và cơ hội sinh tồn cũng vì vậy mà trở nên rất mong manh. Chính vì vậy mà Maria Métnhikôva kết luận rằng, lịch sử xâm lấn của một loài này bằng một loài khác không nhất thiết phải gắn liền với những sự kiện đẫm máu hay tệ hại hơn là ăn thịt đồng loại. Vì vậy những hài cốt không bình thường được tìm thấy, ví dụ như bộ hàm dưới giống như bị chặt đôi của người Neanđéctan, cũng chưa chứng minh được điều gì cả. Tuy có thể chúng ta không bao giờ nhận được câu trả lời đầy đủ và thuyết phục, nhưng lập luận trên cũng phần nào cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng và thư thái hơn.

(Theo Đỗ Minh Thái // Sức khỏe & Đời sống // Pravda)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Ma cà rồng - Truyền thuyết, sự thật và những lý giải khoa học
  • Những dự báo công nghệ của năm 2010
  • Top 10 sự kiện công nghệ lớn trong thập kỷ qua
  • Einstein không học dốt, Napoléon chẳng lùn
  • Hai anh em - hai nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng
  • Một chút phong thủy cho cuộc sống nhẹ nhàng
  • Albert Einstein: Người thay đổi thế giới
  • Tác dụng thực sự của Nano và Ozone
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ