Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nữ hoàng Cleopatra tự tử hay bị bức tử?

Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời cổ đại. Vị Pharaông cuối cùng của Ai Cập và cũng là nữ chính khách đầu tiên của lịch sử này đã mê hoặc thế giới hiện đại và là nguồn cảm hứng cho vô số các cuốn sách, vở kịch, các tác phẩm điện ảnh, hội họa và 32 vở opera. Đặc biệt, cái chết nhuốm màu huyền thoại của bà đã gây tranh cãi trong giới nghiên cứu nhiều năm qua. Cuối cùng đâu mới là sự thật?

Cái chết ngoan cường và... thi vị

Truyền thuyết kể lại rằng, Cleopatra là một nữ hoàng vô cùng đặc biệt. Bà có thể nói được 9 thứ tiếng và rất thông minh, được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm. Trí thông minh của bà được ca ngợi nhiều trong văn học Ảrập và Ai Cập. Bà xây dựng được một đội tàu chiến đông đảo để đối đầu với đế quốc La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình trong suốt hơn 20 năm dưới quyền cai trị. Tuy nhiên, đến năm 30 trước Công nguyên, chồng bà là Marcus Antonius đã bị hậu duệ của Caesar là Octavian đánh bại trong trận thủy chiến Actium ở vùng Địa Trung Hải. Sau khi bị thất bại Antonius đã dùng kiếm tự vẫn.

Trước nguy cơ sụp đổ của vương quốc và cái chết của chồng, Cleopatra quá quẫn trí đã lén đem một con rắn mào (loài rắn cực độc) vào khuê phòng khóa kín rồi thả cho rắn cắn để tự sát theo chồng cùng với hai nữ tì thân tín. Đó là vào ngày 12/8/1930 trước Công nguyên. Mối tình của vị nữ hoàng và chàng dũng tướng đã trở nên bất tử khi cả hai quyết cùng nhau tìm đến cái chết chứ nhất định không chịu để rơi vào tay kẻ địch. Lịch sử và nhiều áng văn thơ, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã từng ca ngợi không ngớt mối tình huyền thoại này.

Tuy nhiên, câu chuyện về cái chết của Cleopatra được người đời sau biết đến như một truyền thuyết nhiều hơn là một sự thật lịch sử. Không một cuốn sử nào, không một ai nắm giữ được bằng chứng xác đáng về cái chết của vị nữ hoàng sông Nill nổi tiếng này. Nhiều người nghi ngờ rằng có thể nguyên nhân cái chết hoàn toàn được suy đoán từ việc người Ai Cập cổ đại vốn tin rằng, rắn độc có thể đưa người ta đến cõi bất tử. Ngay cả trong những tài liệu của sử gia Hy Lạp Plutarch và sử gia La Mã Cassius Dio, mặc dù thừa nhận có lý do để tin rằng Cleopatra đã đem một con rắn vào phòng bên trong một bình quả sung hoặc bình nước, nhưng cả hai sử gia đều tỏ ra nghi ngờ tính trung thực của câu chuyện này bởi theo họ, chỉ một con rắn dù độc đến mấy cũng không thể cùng một lúc giết chết cả ba người đàn bà.

Lịch sử sẽ được viết lại?

Cuối năm 2008 vừa qua, tại châu Âu và Mỹ đã xuất bản một cuốn sách mang tựa đề "Cleopatra: Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập" - tác giả là nhà Ai Cập học Joyce Tyldesley. Cuốn sách đã gây chấn động trong giới sử học và khảo cổ học  bởi tác giả đã đưa ra nhiều lý lẽ để phủ nhận rằng câu chuyện thi vị về vụ tự tử do rắn cắn của Nữ hoàng Ai Cập là hoang đường.

Bà Tyldesley, hiện đang là giảng viên tại Đại học Manchester (Anh) đã phát biểu trên Discovery News rằng: "Có quá nhiều lỗ hổng trong giả thuyết rắn độc". Bà đặt ra những câu hỏi như: Một con rắn đã giết cả ba người, hay có đến ba con rắn được đem vào? Rắn đã vào phòng như thế nào? Sau đấy chúng thoát đi đâu? Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, làm sao những người này đảm bảo là họ sẽ chết? Bà nói: "Về mặt cơ bản, tôi cho rằng có những cách tốt hơn và chắc chắn hơn nếu một người nào đó muốn kết liễu bản thân".

Tyldesley cũng cho biết thêm: Một phần của câu chuyện có thể đúng. Theo như một số tư liệu lịch sử, Cleopatra thực sự băng hà ở Alexandria vào năm 30 trước Công nguyên, và không có chứng cứ lịch sử nào chứng minh bà có triệu chứng ốm. Đối với Tyldesley, những khoảnh khắc trước lúc lâm chung của Nữ hoàng có thể có thật, đặc biệt là chuyện Cleopatra đã đuổi những nô lệ đi, trừ hai tì nữ Charmian và Eiras. Bà giải thích rằng: "Quyết định chết trước mặt hai tì nữ của Nữ hoàng có tính thực tế, vì theo như tín ngưỡng Ai Cập cổ người chết cũng cần có người hầu. Một trong những nỗi sợ của người phụ nữ tự sát là cơ thể họ sẽ bị phơi trần phần nào trước mặt người lạ." Chính vì vậy, Nữ hoàng bảo vệ tiết hạnh của mình lúc sống cũng như chết bằng cách giữ lại một số nữ tì. Tuy nhiên, Tyldesley tin chắc rằng, Cleopatra và các nữ tì đã chết vì một loại độc tự chế, có thể được đưa lén vào phòng hoặc cất giữ trên người nữ hoàng trong một cái trâm cài hoặc lược. Một trong những người chú của Cleopatra cũng đã tự tử bằng cách nuốt thuốc độc. Đây là một hành động được xem là cao quý trong truyền thống Hy Lạp mà gia đình nữ hoàng phải tuân theo. Theo  bà, Cleopatra có lẽ đã "chọn cái chết của riêng mình hơn là chờ Octavian giết hoặc sỉ nhục". Còn về sự tồn tại của truyền thuyết con rắn, Tyldesley lý giải rằng do người Ai Cập sợ và tôn sùng loài rắn. Cleopatra cũng từng đội vương miện mang hình rắn được những nghệ nhân tạo ra bằng tất cả sự sùng kính. Chính vì thế mà người ta đã dùng rắn để thi vị hóa cái chết của nữ hoàng.

Cái chết của Cleopatra. Tranh: Reginald Arthu.

Trong một bình diện khác, ngay sau khi cuốn sách ra đời đã có một số nhà nghiên cứu lên tiếng ủng hộ quan điểm "phi rắn cắn" của bà Tyldesley và cho rằng Octavian đã cho người ám sát hoặc bức tử Cleopatra bởi một người pụ nữ anh dũng và mạnh mẽ như Cleopatra sẽ không dễ dàng buông xuôi và đầu hàng số phận như vậy. Chuyên viên Pat Brown - người lập hồ sơ tội phạm Mỹ đã chính thức tiếp nhận trường hợp này từ năm 2004 và nghiên cứu nó theo cách mà bà tiến hành với một vụ án xảy ra ở thế kỷ 21. Quá trình nghiên cứu đã giúp Brown phát hiện ra những lỗ hổng trong câu chuyện rắn cắn. Với sự giúp đỡ của nhà Ai Cập học Nicole Douek - Đại học London, giảng viên David Warrrell - Đại học Oxford, và nhiều nhóm chuyên gia nghiên cứu chất độc, chuyên gia tâm lý, Brown đã tạo dựng lại hiện trường và đưa ra kết luận rằng Octavian đã "cử người đến thi hành nhiệm vụ" và dựng nó lên như một vụ tự sát.

Theo Pat Brown, một con rắn dù độc đến mấy thì khi nó cắn cũng phải mất tới 2 giờ đồng hồ mới khiến một người chết. Hơn nữa, không phải lúc nào rắn cắn cũng phát ra độc và lượng nọc độc của một con rắn cũng không đủ để làm cả ba người khỏe mạnh chết cùng một lúc. Chắc nữ hoàng không chọn cách thức nhiều khả năng bất thành này để tự tử cùng với hai nô tỳ. Với giả thuyết Cleopatra dùng chất độc để tự tử, Brown lập luận rằng loại chất độc mạnh nhất hồi đó mà nữ hoàng có thể có cũng phải cần tới 3ml cho một người để chết, nếu bôi chất độc lên lược thì lượng độc dược dính vào một cái lược chỉ từ 2 - 2,5ml. Mà còn phải có đủ lượng độc dược cho cả hai 2 cô hầu gái nữa, tất cả tổng cộng là 9ml chất độc, điều này quá vô lý vì không có sử sách nào ghi lại đã tìm thấy nhiều lược như thế trong khuê phòng. Thế nên giả thuyết ba người ấy tự tử bằng trâm hay lược có thuốc độc không thể đứng vững, trong khi đó việc Octavian cho người mưu sát rồi dựng hiện trường giả có tính thuyết phục hơn  nhiều.

Mới đây, hồi tháng 8/2009, các nhà khảo cổ Hy Lạp tuyên bố đã tìm thấy hộp sọ và hài cốt mà họ tin rằng đó là của nữ hoàng Cleopatra và người tình Antony của bà. Nếu đúng như vậy thì chúng ta có quyền hy vọng rằng giới khoa học sẽ sớm có được chứng cứ xác thực nhất để kết luận về cái chết nhiều hoài nghi này.

(Theo Lê Anh // Sức khỏe & Đời sống // Discovery News)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế
  • Sự xuất hiện những vòng tròn bí ẩn ở nước Anh: “Người giời” hay trò PR?
  • Nhà thám hiểm lừng danh đã gieo rắc bệnh tật?
  • Người ngoài hành tinh đã có mặt trên Trái đất?
  • Tại sao thiên tài dễ bị loạn trí?
  • Sự kỳ lạ của những giấc mơ
  • Ai tung tin ngày tận thế?
  • Thiên nhiên diệu kỳ trong sắc tím huyền hoặc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ