Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần có chiến lược sản xuất thức ăn chăn nuôi !

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến. Hiện tại cả nước có 225 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và 89 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản. Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu 3,7 triệu tấn nguyên liệu/năm, với kim ngạch nhập khẩu khoảng 2 tỉ USD. Đây là số lượng nhập khẩu nguyên liệu rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và đẩy giá thành thức ăn lên cao hơn 15-20% so với các nước khu vực.

Điều bất cập là công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam còn quá lạc hậu so với nhu cầu thực tế. Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hóa với quy mô nhỏ, các viện nghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh để có thể phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài. Hầu hết các nhà máy đều có nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng những máy móc thiết bị loại này trong nước chưa sản xuất được buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu với chi phí rất đắt. Điều đáng quan tâm nữa là công nghệ sản xuất premix đều do các công ty nước ngoài nắm giữ. Họ không có đối thủ cạnh tranh ở Việt Nam về sản phẩm premix. Do nắm thị trường và khống chế giá cả, nên họ sản xuất và bán cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam mỗi năm hàng trăm nghìn tấn với giá quá đắt.

Chính vì vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2010/NĐ-CP về việc quản lý thức ăn chăn nuôi (có hiệu lực từ ngày 25-3-2010), trong đó Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng chế biến thức ăn chăn nuôi, nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là điều cần thiết và cấp bách. Để phát triển ngành sản xuất thức ăn trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần phải coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu để được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công thương xếp hạng quy định. Còn theo bà Lê Thị Phúc Hậu - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Thiên Thạch: Trước tiên phải đầu tư nghiên cứu khoa học thật nghiêm túc và hiệu quả, chú trọng nghiên cứu những khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: hóa dược, khoáng vi lượng, premix, vi sinh, emzym, chất tạo màu, tạo mùi. Các công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi hàm lượng chất xám cao phải được phổ biến rộng rãi. Cần đầu tư và ưu tiên kêu gọi nước ngoài đầu tư vào sản xuất các nguyên liệu tổ hợp premix ngay tại Việt Nam. Nhà nước cũng cần đầu tư nguồn vốn cho nông dân để tăng cường hệ thống kho bãi, phơi, sấy, bảo quản để bảo đảm chất lượng nông sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài. 

Điều cần thiết vừa mang tính cấp bách vừa lâu dài là đẩy mạnh nghiên cứu quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh, tiên tiến để có thể phổ biến đại trà vào sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư. Chú trọng đầu tư hơn nữa việc canh tác ngô, đậu nành để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước...

 

 

(Theo TRÍ QUANG/HauGiang)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Hà Nội Hỗ trợ bằng cơ chế đặc biệt
  • Công nghiệp phụ trợ: Loay hoay tìm hướng đi
  • Công nghiệp chế biến đang “dẫn dắt” sản xuất
  • Giá trị sản xuất công nghiệp Quý I/2010 tăng 13,6%
  • Cay đắng mía đường
  • Công nghiệp đóng tàu Hai bộ mặt, hai cách nhìn
  • Công nghiệp đóng tàu: Hai bộ mặt, hai cách nhìn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container