Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp văn hoá: cần xác định loại hình mũi nhọn

Vai trò, giá trị, những kinh nghiệm về một lĩnh vực rất mới mẻ: ngành công nghiệp văn hoá đã được các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi sôi nổi tại hội thảo “Công nghiệp văn hoá: vai trò trong nền kinh tế và khung chính sách phù hợp phát triển công nghiệp văn hoá tại Việt Nam” ngày 13.5 tại Hà Nội.

Để những sản phẩm văn hoá đạt được chất lượng cao, nhiều người cùng nghe cùng xem, được bày bán, trình chiếu rộng và tạo được nguồn thu từ xã hội đòi hỏi cả một quy trình. Bên cạnh những người làm nghệ thuật phải có những người làm hoạch định, có tầm nhìn, đó là lý do hai chữ công nghiệp xuất hiện cùng với hai chữ văn hoá.

Báo cáo của PGS.TS Lương Hồng Quang, viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam cho biết, ở nước ta, các hoạt động văn hoá và thể thao chỉ chiếm 0,55% (1995) và tụt xuống 0,44% (năm 2008) trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Ông Quang cho rằng, khái niệm về ngành công nghiệp văn hoá vẫn còn rất mới với cả giới lãnh đạo và quản lý, do mới nên khó có những chiến lược và chính sách đầu tư mang tính đột phá. Phải trong nhiều năm nữa chúng ta mới có đội ngũ nhân lực có tri thức chuyên môn cao về lĩnh vực ngành công nghiệp văn hoá.

Làm sao để có được các sản phẩm văn hoá có chất lượng, vừa đem lại nguồn thu, vừa là sứ giả giúp quảng bá hình ảnh đất nước là điều chúng ta kỳ vọng, nhà văn Ngô Thảo, cố vấn công ty BHD và Hãng phim Việt nói.

Bà Nguyễn Thế Thanh, tổng giám đốc công ty Sài Gòn Truyền Thông (TP.HCM) cho rằng nên có những ưu tiên trong việc tính thuế các doanh nghiệp văn hoá chứ không thể cào bằng như hiện nay.

Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, hiện 80% công nghiệp sáng tạo của Việt Nam tập trung tại TP.HCM, trong đó 80% lực lượng tạo ra sản phẩm lại nằm ngoài khu vực nhà nước. Chính vì thế, việc phân bổ ngân sách nhằm mang lại hiệu quả giữa hai khối cũng cần được xem xét.

Theo bà Almuth Meyer Zollitsch, viện trưởng viện Goethe, Việt Nam cần có một đánh giá về tiềm năng các ngành công nghiệp văn hoá, ở đó xác định được nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và chính sách nhà nước, từ đó xác định được loại hình mũi nhọn ưu tiên cho ngành công nghiệp văn hoá.

(Theo Thanh Tuyền // SGTT Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Khi nhà máy ép nông dân bán mía non
  • Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng với muối nhập khẩu
  • Vòng luẩn quẩn
  • Mía đường và những thống kê “ảm đạm”
  • "Việt Nam có tiềm năng công nghiệp chế tạo và y tế"
  • Vị đắng mía đường
  • Sản lượng da toàn cầu sẽ đạt 18 tỷ feet khối vào năm 2012
  • Tình hình sản xuất mía đường: Thiếu trước hụt sau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container