Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vòng luẩn quẩn

Bất hợp lý trong quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và sự thiếu kiểm soát trong khâu phát triển công suất các cơ sở chế biến lại một lần nữa tạo áp lực cho ngành công nghiệp chế biến.

Giá nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến cao su

Tôm, cá, cao su, đường, hạt điều, bông sợi vải… - hầu hết nguyên liệu đầu vào đang nuôi sống ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam đều “sốt giá” đùng đùng do khan hàng, khiến các doanh nghiệp chế biến như ngồi trên đống lửa.

Chuyện đã cũ, năm nào cũng“nóng”

Không thể gồng nổi trước đà tăng giá mủ cao su, hàng loạt công ty sản xuất, kinh doanh cao su đưa ra cảnh báo tăng giá từ tháng 5 nếu tình hình không biến chuyển. Trong quý 1 năm nay, tháng nào giá nguyên liệu mủ cao su thiên nhiên cũng tăng, so với cùng kỳ năm 2009 đã gấp hơn 3 lần, đạt mức gần 68 triệu đồng/tấn!

Ngay cả Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) tuy đã nhanh tay mua trữ tới 5.000 tấn ngay từ hồi tháng 9/2009, khi thị trường mủ cao su mới bắt đầu có dấu hiệu sốt nóng, nay cũng đưa ra tuyên bố chỉ có thể giữ giá đến hết tháng 4. Tình thế thật “tiến thoái lưỡng nan”, bởi đơn vị nào tăng giá trước thì ngay lập tức bị giảm thị phần, còn tăng sau thì phải chịu lỗ - Tổng giám đốc Casumina Lê Văn Trí buồn bã phân tích như vậy với giới truyền thông.

Đáng nói là cơn khát nguyên liệu không chỉ xảy ra với ngành cao su. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản cũng đang phải hoạt động chỉ với 30 - 40% công suất. Đơn cử, giá tôm sú loại 20 con/kg ở mức 185.000 đồng/kg; loại 30con/kg ở mức 150.000 - 160.000 đồng/kg; tăng trung bình 20.000 đến 25.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngay cả khi chấp nhận mức giá đó, một số doanh nghiệp cũng chỉ mua được 1/10 số nguyên liệu cần có. Còn theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất mía đường niên vụ 2009 - 2010 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng mía ép niên vụ này so với kế hoạch chỉ đạt hơn 83,2% về sản lượng mía ép và 82,6% về sản lượng đường. Rồi các loại sợi cũng “rủ nhau” ầm ầm tăng giá: sợi visco từ đầu năm đến nay tháng nào cũng tăng khoảng 10%, sợi cotton tuy không tăng mạnh bằng nhưng cũng đã từ 1,3 lên đến 1,6 USD/kg. Tình hình này buộc các doanh nghiệp phải mua nguyên liệu theo kiểu “ăn đong” và dĩ nhiên cũng chỉ có thể sản xuất cầm chừng.

Lỗi tại thương lái?

Nguyên nhân của tình trạng khốn đốn hiện nay của ngành công nghiệp chế biến đã được chỉ rõ nhiều năm nay: đó là quy hoạch vùng nguyên liệu không hợp lý, cộng thêm mối quan hệ giữa cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu còn quá lỏng lẻo.

Ở một số địa phương, nhiều cơ sở chế biến được cấp phép ồ ạt, trong khi chưa có được một vùng nguyên liệu “chống lưng”! Điển hình cho trường hợp này là nhiều nhà máy đường hàng năm chỉ khai thác được 20 - 30% công suất do thiếu mía. Từng có chuyện nhà đầu tư phải “bê” nguyên xi cả một nhà máy đường từ tỉnh này sang đặt ở tỉnh khác vì không thu xếp nổi nguồn nguyên liệu đầu vào.

Về mối quan hệ giữa cơ sở chế biến với nguồn cung cấp nguyên liệu, kịch bản phổ biến là nhà máy phải hậm hực vì người dân tự ý phá bỏ hợp đồng, nhưng đâu phải không có chuyện nhà máy nửa đường thối lui khiến người dân khốn đốn. Cách đây không lâu, người trồng hành ở Bắc Giang không thái hành cũng… cay mắt vì công ty chế biến của Hàn Quốc tuy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân trồng hành ở Bắc Giang nhưng đã bỏ ngang xương với lý do không tiêu thụ được sản phẩm.

Tuy nhiên, căn cơ mà nói, vấn đề không nằm ở chỗ thương lái tranh mua, bởi vì dù nông dân bán cho thương lái thì rút cục nguyên liệu vẫn phải chảy vào các nhà máy, trong khi tình trạng hiện tại là “không có nguyên liệu để mà chảy vào”.

300% là mức tăng giá mủ cao su thiên nhiên hiện tại so với cùng kỳ năm 2009.

Tại Lễ hội Quả Điều Vàng được tổ chức tại Bình Phước vừa qua, khi tìm hiểu thực tế thu mua hạt điều hiện nay, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (thuộc Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT) đã chỉ ra rằng, chưa có doanh nghiệp chế biến nào ký hợp đồng thu mua hạt điều với các nông hộ, trang trại, kể cả tổ kinh tế hợp tác - nơi được cho là có lượng hàng tập trung. Trong 3 kênh đưa hạt điều từ người trồng đến trạm thu mua hay nhà máy chế biến của doanh nghiệp, kênh nào cũng phải có vai trò của thương lái. Ông Nguyễn Văn Giảng (ấp 3, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, Bình Phước), người đạt Giải thưởng Quả Điều Vàng năm 2010 cho biết, mười mấy năm nay ông chưa từng trực tiếp bán cho công ty, vì có công ty nào đưa người đến mua đâu (?). Ông còn tỏ ra biết ơn đội ngũ thương lái, vì nhiều lúc hiếm nhân công, mấy ông lái cho người đến hái giùm luôn; hái trong ngày là có người đến mua trả tiền ngay, người nông dân không phải lo bao đựng hay chỗ chứa, cũng khỏi mất công phơi. Ngoài ra, ông cũng không cho rằng mình bị thương lái ép giá, vì có rất nhiều người mua và giá cả được điều chỉnh rất linh hoạt theo từng ngày.

Các chuyên gia Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cũng cho rằng, nguy cơ lớn nhất của ngành điều hiện nay là hầu hết doanh nghiệp chế biến điều chỉ thu mua, không gắn bó với vùng nguyên liệu nên không hỗ trợ để cho vùng nguyên liệu phát triển ổn định. Hạt điều nguyên liệu do trong nước cung cấp hiện chỉ đáp ứng được 50% năng lực sản xuất. Tình hình tới đây còn khó khăn hơn, khi cũng không thể dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bởi các nước xuất khẩu điều thô đang có kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến.

Nhìn rộng ra các ngành công nghiệp chế biến nói chung, dường như đã đến lúc các doanh nghiệp phải thật sự bắt tay với người nông dân dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn về quy hoạch, kỹ thuật canh tác của nhà nước. Và thậm chí, doanh nghiệp nên nghĩ cách hợp tác tốt với đội ngũ thương lái (đã và đang tổ chức được dịch vụ thu mua linh hoạt hơn, hiệu quả hơn). Không thể chạy vạy ăn đong từng mùa rồi ngồi đó phàn nàn chuyện nông dân bỏ mình theo thương lái!

(Theo Việt Nguyên // Báo Doanh nhân)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Mía đường và những thống kê “ảm đạm”
  • "Việt Nam có tiềm năng công nghiệp chế tạo và y tế"
  • Vị đắng mía đường
  • Sản lượng da toàn cầu sẽ đạt 18 tỷ feet khối vào năm 2012
  • Tình hình sản xuất mía đường: Thiếu trước hụt sau
  • Kết quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 4 tháng đầu năm 2010
  • Sản xuất mía đường 'giật lùi'
  • Người sản xuất muối: Chông chênh với thời tiết và giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container