Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mittelstand - Bí quyết thành công của nền công nghiệp Đức

cờ đứcGhen tỵ với thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ nước Đức, Pháp đang muốn mô phỏng lại mô hình này. Tuy nhiên, dường như họ đã không thành công.
 

Mittelstand là thuật ngữ được dùng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn là xương sống của nền kinh tế Đức. Ở Pháp, không có thuật ngữ nào mang ý nghĩa chính xác như những gì từ Mittelstand mô tả. Tuy nhiên, đó chính là thứ mà nước Pháp đang cần đến: trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu “gặm nhấm” niềm tin và sự thành công của các tập đoàn lớn, các công ty nhỏ và vừa sẽ giúp nước Pháp thúc đẩy tăng trưởng, việc làm và xuất khẩu. Mittelstand đã trở thành tham vọng của Pháp. Tuy nhiên, liệu Pháp có thể áp dụng thành công bài học này hay không lại là chuyện chưa rõ ràng. 
 
Pháp đã thể hiện rõ những nỗ lực vượt bậc trong vấn đề này. Chính phủ của Tổng thống François Hollande vừa thông báo thành lập 1 ngân hàng mới. Ngân hàng này là sự kết hợp của rất nhiều cơ quan đã được các nhiệm kỳ trước lập nên nhằm thúc đẩy dòng vốn chảy vào các SME. Có tên gọi Banque Publique d’Investissement (BPI), ngân hàng này khá giống với KFW (Kreditanstalt für Wiederaufbau) – ngân hàng tái thiết được Đức thành lập sau năm 1945. 
 
Bằng cách bám sát vào vấn đề nâng cao hiệu quả, người Pháp tin rằng các doanh nghiệp Đức đã thành công ở những thị trường chuyên biệt, có được lợi nhuận cao và từ đó đẩy mạnh cải tiến, tạo nên vòng quay thịnh vượng. Ở chiều ngược lại, mặc dù có được thế mạnh trong các ngành hàng tiêu dùng như thời trang, thực phẩm, đồ uống và cả ngành công nghệ cao, các công ty lớn của Pháp đã bị bỏ lại phía sau kể từ năm 2000. 
 
Một Mittelstand được định nghĩa là doanh nghiệp có dưới 500 nhân công và doanh thu thấp hơn 50 triệu euro (tương đương 66 triệu USD). Mặc dù vậy, khái niệm này vẫn có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn hơn. 
 
Trong khi đó, đến năm 2008, Pháp mới đưa ra khái niệm ETI (entreprises de taille intermédiaire) dùng để chỉ các doanh nghiệp có qui mô vừa. Các doanh nghiệp này lớn hơn doanh nghiệp nhỏ nhưng lại không phải là những “gã khổng lồ”. Hầu hết các ETI có từ 250 đến 5.000 nhân công và doanh thu tối đa là 1,5 tỷ USD. Theo 1 nghiên cứu của Ernst & Young, số Mittelstand ở Đức gấp 2 lần so với ETI ở Pháp. 
 
Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đã mất 5 năm để cố gắng triển khai mô hình này. Theo ý tưởng của ông, quỹ đầu tư chiến lược mang tên FSI đã được thành lập nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp qui mô lớn, trung bình đến nhỏ. Giờ đây, FSI đã được sát nhập vào BPI. Từ khi thành lập, FSI đã đầu tư hơn 7 tỷ euro và nắm giữ lượng lớn cổ phần của hơn 1.800 doanh nghiệp. 
 
Tuy nhiên, các ETI vẫn không hiệu quả. Đâu là nguyên nhân? 
 
Lịch sử cung cấp 1 phần nguyên nhân. Ban đầu, thuật ngữ Mittelstand được dùng để chỉ những người thợ thủ công hoạt động mạnh mẽ vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, tái thiết nền kinh tế hậu chiến tranh mới là thời kỳ định hình vị trí của các doanh nghiệp này. Năm 1945, người Đức bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế với chủ trương chán ghét các doanh nghiệp lớn bởi họ có mối quan hệ với Đức quốc xã. 
 
Sự chia tách cũng là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương phát triển. Siemens và Daimler là những doanh nghiệp lớn lên từ Bavaria và Baden-Württemberg, những cái nôi của các Mittelstand. 
 
Điều ngược lại xảy ra ở nước Pháp. Các doanh nghiệp tư nhân bỏ ngỏ các ngành công nghiệp cơ bản, nhường thị phần cho Đức và chuyển sang cạnh tranh với Italia về ngành hàng tiêu dùng. Nhà nước xây dựng các công ty tầm cỡ quốc gia trong các lĩnh vực mới nổi như điện hạt nhân và vũ trụ. 
 
Lịch sử này góp phần lý giải sự khác nhau trong vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Guy Maugis, Chủ tịch phòng Thương mại Pháp tại Đức, chỉ ra rằng Pháp thường dựa vào quyết định từ Paris khi muốn làm điều gì đó nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, Đức lại dựa vào phán quyết của các chính quyền địa phương và nhận được sự trợ giúp từ các ngân hàng địa phương.  
 
Tuy nhiên, lịch sử và truyền thống lãnh đạo không phải là tất cả. Các doanh nghiệp Pháp có nhiều tầng lớp quản lý hơn, thậm chí là gấp đôi so với Đức. Đức cũng chú trọng phát triển chuỗi cung ứng trong khi Pháp hiếm khi làm việc đó. Đức khuyến khích các chuyên gia và kỹ sư biết rõ ràng câu trả lời cho các câu hỏi cặn kẽ . Ngược lại, Pháp đặc biệt quan đến các kỹ sư nghiên cứu chung chung. 
 
Những khác biệt về phương pháp quản lý có thể được xóa đi. Tuy nhiên, gánh nặng về lịch sử và truyền thống lãnh đạo của chính quyền là điều không dễ gì thay đổi và Pháp cần phải làm rất nhiều thứ để có thể sao chép thành công mô hình Mittelstand. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/Economist

 

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • 10 ngành đang tồn kho công nghiệp lớn nhất
  • 2013: Khủng hoảng lương thực toàn cầu?
  • Bản chất của HTX ?
  • Vuột mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém
  • Nghịch lý hàng tồn kho
  • Làng sách trong cảnh đìu hiu
  • Hướng FDI vào công nghệ chế biến, chế tạo
  • Thu tiền tỉ từ đồ bỏ đi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container