Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muối ngoại “giết” muối nội

Vụ muối năm nay trúng mùa, sản lượng tăng cao. Diêm dân chưa kịp mừng thì giá muối rớt thê thảm, từ 1,2 triệu đồng/tấn xuống chỉ còn 600.000 đồng - 700.000 đồng/tấn; có nơi thương lái, đầu nậu ép giá chỉ còn 400.000 đồng - 500.000 đồng/tấn...

Tuy nhiên, giá muối giảm mạnh không phải do muối trúng mùa mà chủ yếu là do việc cấp hạn ngạch nhập khẩu muối năm nay lên đến 170.000 tấn. Muối nhập khẩu có lợi thế giá thấp nên các doanh nghiệp đua nhau xin quota nhập với số lượng quá lớn so với những năm trước. Nguồn muối đang ồ ạt nhập về đã đẩy diêm dân vào thế phải đua nhau bán tháo để né tránh “cơn bão” muối ngoại... Điều đáng nói hơn là muối nhập khẩu vốn chỉ được phép đưa vào sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, không ít công ty nhập khẩu muối lại không đưa hàng vào sản xuất mà đẩy ra thị trường để kiếm lời. Một số công ty nhập khẩu muối để sử dụng cho công nghiệp hóa chất cũng làm muối ăn bán ra thị trường... Trong khi đó, sản lượng muối trong nước đã đủ sức cung cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp cũng như muối ăn.

Từ đầu vụ đến nay, Tập đoàn Muối miền Nam chỉ mới thu mua khoảng 100.000 tấn muối nguyên liệu để đưa vào sản xuất (trong đó lượng muối thu mua tại huyện Cần Giờ - TPHCM là khoảng 20.000 tấn) trong khi năng lực thu mua muối hằng năm của Tập đoàn Muối miền Nam là trên 300.000 tấn vừa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa để sản xuất chế biến thực phẩm, hóa chất, kể cả xuất khẩu. Một cán bộ của Tập đoàn Muối miền Nam cho biết: Do lượng muối nhập khẩu về quá nhiều nên giá muối trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục giảm mạnh; khả năng thu mua 300.000 tấn muối trong dân của tập đoàn là khó thực hiện. Hiện đã có nhiều hộ sản xuất muối không sản xuất mà tìm kiếm việc khác để làm...

Trước tình hình trên, Tập đoàn Muối miền Nam vừa có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng nhập muối ồ ạt, không đúng quy định; hỗ trợ diêm dân và doanh nghiệp thu mua muối. Ông Trần Quang Phụng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Muối miền Nam, cho rằng: Để thu mua hết lượng muối trong dân, doanh nghiệp cần các cơ quan chức năng hỗ trợ về tín dụng để mua dự trữ muối cũng như có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường xuất khẩu muối. Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương cần phải nhanh chóng rà soát lại việc nhập khẩu và tiêu thụ muối của các công ty được cấp hạn ngạch nhập nhằm chấn chỉnh tình trạng xin nhập khẩu muối để phục vụ cho công nghiệp nhưng lại đưa hàng ra thị trường bán kiếm lời.

(Theo NGUYỄN HẢI // Nguoilaodong Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp văn hoá: cần xác định loại hình mũi nhọn
  • Khi nhà máy ép nông dân bán mía non
  • Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng với muối nhập khẩu
  • Vòng luẩn quẩn
  • Mía đường và những thống kê “ảm đạm”
  • "Việt Nam có tiềm năng công nghiệp chế tạo và y tế"
  • Vị đắng mía đường
  • Sản lượng da toàn cầu sẽ đạt 18 tỷ feet khối vào năm 2012
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container