Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghiệp thuốc lá đối mặt với cuộc đấu không cân sức

Philip Morris cho rằng việc bị bắt buộc từ bỏ logo và những sở hữu trí tuệ khác đều là những vi phạm nghiêm trọng hiệp định
Ngành công nghiệp thuốc lá trên thế giới đang đứng trước một trận đối đầu sống còn với quyền lực của nhà nước.
 
Sau khi Quốc hội Mỹ thông qua bộ luật có hiệu lực từ mùa thu 2012 quy định trên vỏ bao thuốc lá phải in những hình ảnh gây kinh hãi về tác hại của thuốc lá và thương hiệu thuốc lá chỉ cho hiện diện rất nhỏ. Chính phủ Australia đã quyết định từ năm 2012 cấm in logo thương hiệu thuốc lá trên vỏ bao. Biện pháp này của Chính phủ Australia còn đi xa hơn cả luật ở Mỹ vì làm như vậy có nghĩa là mọi bao thuốc lá  gần như hoàn toàn giống nhau cho dù chủng loại và thương hiệu khác nhau. Các tập đoàn sản xuất thuốc lá đang đua nhau kiện chính phủ trước toà. Mới đây nhất, tập đoàn Philip Morris đã tuyên bố kiện Chính phủ Australia. Cơ sở pháp lý được tập đoàn này vận dụng để kiện Chính phủ Australia là một hiệp ước giữa Chính phủ Australia và đặc khu kinh tế Hong Kong, trong đó hai bên cam kết bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các DN. Philip Morris cho rằng việc bị bắt buộc từ bỏ logo và những sở hữu trí tuệ khác như tên thương hiệu, thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm... đều là những vi phạm nghiêm trọng hiệp định nói trên. Ngành công nghiệp thuốc lá trên thế giới không chỉ chấp nhận lời tuyên chiến từ phía nhà nước, mà thậm chí còn chính thức tuyên chiến với nhà nước.
 
Không ai phủ nhận việc thuốc lá gây ra tác hại đối với sức khoẻ của con người. Việc cấm hút thuốc lá vốn là chuyện được dư luận xã hội ở đâu cũng vậy rất đồng tình và chính phủ nào cũng muốn thực hiện để tranh thủ lòng dân. Nhưng mặt khác cũng phải thấy ngành công nghiệp thuốc lá thường bị đánh thuế rất nặng và trở thành nguồn thu không nhỏ ở các quốc gia. Cho nên trên lĩnh vực này, phía chính phủ thường bắt cá hai tay: vừa hạn chế việc sử dụng thuốc lá lại vừa tiếp tục để cho ngành này phát triển. Cuộc đấu sẽ rất quyết liệt, nhưng ưu thế thuộc về phía nhà nước chứ không phải có lợi cho ngành thuốc lá vì đã có ngành công nghiệp nào thắng nổi quyền lực nhà nước đâu.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp hỗ trợ TP HCM : “Sân chơi” dành cho DN nước ngoài
  • Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, Quảng Ninh
  • Con giống gà công nghiệp: Nước ngoài nắm giữ
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bình Dương: Đề xuất 3 giải pháp
  • Không thể mơ mãi giấc mơ nội địa hóa
  • Mía đường được mùa không hẳn đã vui
  • Sản xuất và xuất khẩu sắn: đã đến lúc cần hạn chế!
  • Ðẩy mạnh sản xuất, tham gia bình ổn giá giấy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container