Phát biểu tại Hội thảo khởi động Xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam diễn ra sáng nay 13-3, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nói: “Cần xây dựng các chương trình phát triển từng nhóm sản phẩm hỗ trợ để thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đồng thời phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất sản phẩm hỗ trợ, cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ”.
Theo Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mitsuo Sakaba, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam chưa đủ mạnh. Để phát triển ngành này, cần nhanh chóng thực hiện "Kế hoạch hành động" trên cơ sở hợp tác với phía Việt Nam. Thời gian tới, mục tiêu hợp tác Việt - Nhật về công nghiệp phụ trợ sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp điện tử gia dụng, điện tử nghe nhìn, sản xuất các máy móc thiết bị văn phòng, ô tô- xe máy, cơ khí chính xác...
Tại hội thảo, ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Công nghiệp nặng Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương và Bộ Kinh tế Nhật Bản cử các nhóm công tác để cùng nhau xây dựng một chương trình hành động Sáng kiến chung Nhật Bản về công nghiệp phụ trợ. Ông Trụ cũng nêu một số khó khăn trong phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam như: chưa có sự phối hợp của nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp nền tảng: luyện kim, hoá chất, nghiên cứu vật liệu; trình độ công nghệ chế tạo còn thấp; công nghệ gia công còn lạc hậu, công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào các giải pháp như: xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực; vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện và vai trò của các doanh nghiệp FDI; chế độ ưu đãi và tư vấn doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ; đề xuất cho các hoạt động tiếp theo để triển khai xây dựng chương trình hành động phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức nhằm trao đổi và kiến nghị với đại diện các cơ quan Nhà nước về nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, cũng như đề xuất những giải pháp để triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đã được Chính phủ phê duyệt.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Mặc dù qua mấy lần lấy ý kiến cho dự thảo thông tư về điều kiện nuôi chim yến nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa nhà quản lý và hộ nuôi chim.
Giá thịt lợn hơi của Việt Nam đang thấp nhất trong khu vực khiến người chăn nuôi lợn rơi vào cảnh khốn đốn. Nguy cơ phá sản hàng loạt đang hiện hữu với người chăn nuôi.
Sau tết, tình hình dịch heo tai xanh, cúm gia cầm đã xảy ra ở một số địa phương trên cả nước, gây tâm lý e ngại sử dụng thịt heo khiền sức mua các loại thịt heo và gia cầm giảm mạnh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố hôm 25-3, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất thịt heo trong quí 1-2013 giảm 20% so với quí 1-2012.
Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc quỹ tái chế chất thải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng gần 1.000 cơ sở tái chế chất thải đang hoạt động, trong đó phần lớn là cơ sở có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ khá lạc hậu và máy móc, trang thiết bị khá cũ kỹ.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp cả nước trong tháng 2/2009 đã có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng 1, tuy nhiên, tính chung 2 tháng, tốc độ tăng trưởng vẫn thấp nhất trong nhiều năm qua với giá trị chỉ đạt 106,1 nghìn tỷ đồng.
Chỉ có 0 USD, chưa tính tiền nhiên liệu và xếp dỡ - đây là mức báo giá rẻ nhất hiện nay dành cho khách hàng nào đó muốn vận chuyển bằng đường biển một container từ miền Nam Trung Quốc sang châu Âu. Vào mùa hè năm 2007, khách phải trả 1.400 USD cho chuyến vận chuyển này.
Vừa hết tết, không khí hoạt động sản xuất tại hầu hết doanh nghiệp đã trở nên khẩn trương. Hàng loạt đơn hàng được cấp tốc triển khai nhằm đảm bảo tiến độ hợp đồng xuất khẩu ngay những ngày đầu xuân đang dự báo tín hiệu lạc quan cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp.
Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA), tháng 1 các nhà máy giấy vẫn chưa đi vào sản xuất mà chủ yếu là tiêu thụ lượng sản phẩm tồn kho năm ngoái nên sản phẩm giấy, bìa chỉ bằng 89,6% so với cùng kỳ.
Đó là một trong những giải pháp được ngành Công thương đặt ra để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp năm 2009.
Theo Hiệp hội bột giấy và giấy Việt Nam, giải pháp sử dụng giấy phế liệu làm nguyên liệu chủ yếu cho ngành sản xuất giấy hiện đang được các doanh nghiệp (DN) trong ngành lựa chọn. Không chỉ mang lại cho DN lợi ích về mặt kinh tế như giảm chi phí sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu... mà việc tái chế giấy phế liệu còn có tác động tốt đến môi trường, tiết kiệm năng lượng...