Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu tiên dùng thiết bị, vật tư trong nước để sản xuất

Các dự án công nghiệp nên sử dụng vật tư, thiết bị trong nước để giảm nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, tạo đầu ra cho doanh nghiệp sản xuất.

Mới đây, bốn hiệp hội gồm Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng, Hiệp hội Kính và thủy tinh và Hiệp hội Thép Việt Nam đã cùng ký chung một văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất bổ sung một số giải pháp trong cơ chế kích cầu đầu tư tiêu dùng hàng nội địa.

Theo bốn hiệp hội này, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước cần mua nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư trong nước sản xuất.

Việc này có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang không có đơn hàng. Các sản phẩm trong các dự án này bao gồm sản phẩm cơ khí, sắt thép, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính và thủy tinh đề nghị giảm 5% thuế VAT.

Cũng chung quan điểm xin ưu đãi trong đấu thầu của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí trước đó, ba hiệp hội còn lại cũng đề nghị việc mua sắm vật tư cần thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thầu thì phải liên danh hoặc làm thầu phụ, doanh nghiệp trong nước là người đứng đầu liên danh thầu.

Để tăng cường hiệu quả, bốn hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ có cơ chế cấp thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong nước, đề nghị Nhà nước giao nguồn vốn hỗ trợ kích cầu, giới thiệu và chào bán sản phẩm cho các hiệp hội ngành hàng chủ trì thực hiện.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng kiến nghị Chính phủ xin làm tổng thầu EPC cho các hạng mục công trình cung cấp than, vật liệu rời cho các nhà máy điện than, xi măng, phân bón. Trong những năm tới, khối lượng và giá trị công trình này sẽ là rất lớn. Bộ Công thương đã đánh giá, qua việc hợp tác, chuyển giao công nghệ với tập đoàn của Đức, các nhà máy cơ khí của TKV đã làm chủ được công nghệ và đã có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC trong lĩnh vực này. Vì thế, Bộ Công Thương đã có văn bản tới Văn phòng Chính phủ bày tỏ quan điểm ủng hộ kiến nghị của TKV.

Theo Bộ Công Thương, ngành cơ khí đã có những loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức cạnh tranh của sản phẩm cơ khí trong nước chưa cao. Hầu hết, các dự án điện, xi măng của Việt Nam đều phải nhập khẩu thiết bị do doanh nghiệp nước ngoài làm tổng thầu, không tận dụng được vật tư, nguồn nhân lực trong nước.

(Theo Vinanet)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghệ tái chế lạc hậu gây ô nhiễm môi trường
  • Công nghiệp VN : Đối mặt với khó khăn
  • Sản xuất công nghiệp không cần phải giải cứu?
  • Các ngành công nghiệp tăng tốc sản xuất, đón đầu cơ hội
  • Giấy hạ giá tới mức tối thiểu để kích cầu
  • Phát triển các ngành CN có lợi thế cạnh tranh
  • Sử dụng giấy phế liệu làm nguyên liệu chính cho ngành giấy
  • Tính chỉ số phát triển công nghiệp theo phương pháp mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container