Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp Quảng Ngãi: Hứa hẹn một năm thành công

Năm 2009 sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động từ suy thoái nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên nhờ chủ động triển khai các nhóm giải pháp cấp bách của Chính phủ và của tỉnh, nên sản xuất công nghiệp của Quảng Ngãi vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, tạo tiền đề đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh công nghiệp trong những năm đến.

DẤU ẤN TỪ NHỮNG DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM:

Theo báo cáo của Sở Công thương, năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 6.930 tỷ đồng, tăng 144,7% so với năm 2008. Đây là mức tăng trưởng rất cao trong bối cảnh nền kinh tế trong nước bị tác động của suy giảm kinh tế thế giới. Việc đưa vào vận hành NMLD Dung Quất (tháng 2/2009) và một số dự án quy mô lớn tại KKT Dung Quất như dự án công nghiệp nặng Doosan đã đặt dấu ấn quan trọng cho sản xuất công nghiệp của tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Thủy-Trưởng BQL KKT Dung Quất cho hay: Với những tiền đề "tạo dựng" từ những năm trước đó, năm qua đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản về chất lượng phát triển của KKT Dung Quất. Các dự án trọng điểm NMLD Dung Quất, Doosan đi vào sản xuất kinh doanh, đã đặt nền móng vững chắc cho phát triển công nghiệp của Quảng Ngãi.
 
Công nhân vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Công nhân vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cùng với những chuyển động tích cực của sản xuất công nghiệp từ Dung Quất, một số sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng khá. Trong đó có những sản phẩm giá trị sản xuất tăng cao so với năm trước như: dăm gỗ nguyên liệu giấy (tăng 120%), sữa (tăng 52%), bia (34%), điện thương phẩm (17%), nước ngọt (17%), nước máy (14%), tinh bột mỳ (14%), phân bón (11%)... Ông Trương Văn Quang-Giám đốc Nhà máy nước khoáng Thạch Bích: Dù phải đối mặt với một năm đầy khó khăn, nhưng với chiến lược kinh doanh phù hợp, sản lượng nước khoáng sản xuất và tiêu thụ vẫn đạt trên 44 triệu lít, tăng 17% so với 2008 và vượt 20% kế hoạch. Cùng với đó doanh thu cũng tăng 24% so với năm 2008 và vượt 19 kế hoạch năm.

Có thể nói nhìn trên bình diện chung bước phát triển sản xuất công nghiệp đã đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn bộc lộ những hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn chậm đi vào đầu tư chiều sâu, mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại còn thấp, sản phẩm có giá trị hàm lượng gia tăng không nhiều, sản phẩm một số ngành tiểu thủ công nghiệp sức cạnh tranh còn yếu. Một thực tế nữa là, "độ vênh" giữa phát triển công nghiệp ở Dung Quất với các khu, cụm công nghiệp ngày càng lớn. Cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên việc thu hút các nhà đầu tư vào khu, cụm công nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Công tác khuyến công tuy có cố gắng, nhưng số doanh nghiệp, làng nghề, địa phương tham gia chương trình khuyến công chưa tương xứng so với nhu cầu.

DỒN LỰC TRONG NĂM 2010:
Ông Huỳnh Tấn Lợi-Giám đốc Sở Công thương cho biết: Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010), cũng là năm tạo tiền đề xây dựng, triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015. Chính vì thế mục tiêu phát triển KT-XH trong năm nay là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, vững chắc.

Theo Nghị quyết HĐND tỉnh thì, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2010 phấn đấu đạt từ 34-35% nên sản xuất công nghiệp giữ vai trò quan trọng. Do vậy ngành Công thương đã đề ra mục tiêu đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 15.354 tỷ đồng, tăng 121,56% so với năm 2009. Qua đó đẩy tỷ trọng công nghiệp năm 2010 lên 55-56%. Để hoàn thành các chỉ tiêu này, ngành Công thương sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp. Nhất là các ngành công nghiệp hỗ trợ, nhằm phục vụ KKT Dung Quất, các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các loại nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu và ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Những tín hiệu khả quan từ Vinashin Dung Quất (sẽ hoàn thành và hạ thủy tàu trọng tải 104 nghìn tấn) hay Nhà máy Bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (sẽ đi vào hoạt động trong quý 2 năm 2010), cùng với NMLD Dung Quất, Doosan... sản xuất kinh doanh ổn định, công nghiệp Quảng Ngãi hứa hẹn một năm có nhiều thành công.

(Bài, ảnh: Hoàng Triều // Đà Nẵng Online)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phù Cát: Tập trung phát triển công nghiệp-TTCN
  • Đà Nẵng phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
  • Ngành giấy - Nhìn lại và suy ngẫm
  • Tăng mạnh sản xuất công nghiệp tháng đầu năm
  • Sản lượng và tiêu thụ bông thế giới sẽ tăng trong vụ 2010/11
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vẫn nằm trong... nghị định
  • Công nghiệp Việt Nam: Nhiều âu lo cho năm 2010
  • Dự báo triển vọng ngành năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container